Vốn là nhân viên văn phòng với mức thu nhập trung bình chỉ trên dưới 10 triệu đồng, Kim Oanh (SN 1991) đã từng nghĩ bản thân sẽ không bao giờ mua nổi một căn nhà tại thủ đô “đất chật người đông” này. Nhưng chỉ 5 năm sau câu nói đó, cô nàng 9X đã tự tin khoe tổ ấm của mình. Đương nhiên, đó là cả một quá trình đầy sự nỗ lực.
Nhớ lại quá khứ, Kim Oanh thừa nhận “không dám hình dung mình đã vượt qua nó như thế nào, nhưng nếu được chọn lại mình vẫn chấp nhận đánh đổi 5 năm thanh xuân để mua được căn nhà dù số vốn ít ỏi”.
Năm 2018 khi tốt nghiệp ra trường, Kim Oanh xin làm biên tập viên tại một trang tin tổng hợp. Mức lương đầu tiên Oanh nhận được chỉ hơn 6 triệu đồng, sang năm thứ hai mới ký hợp đồng với mức lương hơn 9 triệu đồng, chưa tính thưởng và các khoản khác.
Oanh cho biết, năm đầu tiên cô chi tiêu khá tằn tiện bởi lương chỉ dao động từ 6-6,5 triệu đồng/tháng. Trong đó tiền thuê trọ, điện nước đã hết 2 triệu đồng/tháng. Còn lại 4 triệu đồng để chi tiêu. Với số lương ít ỏi, Oanh chưa bao giờ nghĩ đến sẽ mua một căn nhà ở thành phố nên có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu.
Chỉ khi bước sang năm thứ 2, mức lương được cải thiện, để dành ra được mỗi tháng một ít vốn cô mới ý thức được việc lên kế hoạch chi tiêu quan trọng như thế nào.
“Bắt đầu từ năm thứ 2, khi lương tăng thêm 3 triệu mình đã quyết định để dành số tiền đó vào quỹ tiết kiệm. Vì 1 năm trước đó với mức lương hơn 6 triệu đồng mình vẫn chi tiêu khá ổn, chưa từng phải đi vay hay tiêu âm.
Mỗi tháng các khoản chính chi tiêu gồm tiền nhà, điện nước 2 triệu đồng, tiền ăn 2,5-3 triệu, còn lại các nhu yếu phẩm và phát sinh. Trong suốt 1 năm đi làm hầu như mình không mua sắm quần áo, giày dép hay bất cứ đồ gì cho bản thân. Vì mình thấy không cần thiết. Cả tuần đi làm mình mặc đồng phục, chủ nhật mình nghỉ ngơi, thi thoảng hẹn hò cùng bạn bè” – Oanh chia sẻ.
Căn hộ tuy hẹp nhưng nhờ vào thiết kế đơn giản, tinh gọn nên không gian rộng rãi hơn.
Duy trì thói quen chi tiêu, giữa năm 2021, Oanh tích góp được 70 triệu đồng. Có thể đối với nhiều người đây là số tiền ít ỏi, nhưng đối với Oanh “là cả một gia tài”. Tuy nhiên, đây cũng là lúc dịch covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội. Công ty Oanh chuyển sang sản xuất online, làm việc tại căn trọ chật chội suốt 3 tháng trời đã khiến cô nàng 9X quyết tâm phải mua nhà cho bằng được.
Nói là làm, với 50 triệu đồng trong tay Oanh đánh liều tìm hiểu các dự án chung cư tại Hà Nội. Sau 1 tuần tìm hiểu và được tư vấn, Oanh đã tìm được một căn hộ phù hợp. Căn hộ rộng 32m2, 1 phòng ngủ thuộc một khu chung cư mini tại Linh Đàm với giá 750 triệu đồng.
“Thời điểm đó bất động sản đang chững lại và có xu hướng giảm, đồng thời nhiều ngân hàng cũng đưa ra những gói lãi suất ưu đãi. Mình được tư vấn mua căn hộ này sẽ được vay 80% với lãi suất 5,9%/năm và thời gian cho vay lên tới 25 năm. Ngoài ra còn dược ân hạn nợ gốc trong vòng 1 năm. Mức lãi này chưa áp dụng lãi suất thả nổi.
Thấy phù hợp nên mình bàn với bố mẹ và nhờ vay thêm người thân được khoảng 200 triệu đồng để chốt nhà” – Oanh cho hay.
Hết 1 năm ưu đãi, Oanh phải thanh toán cho ngân hàng mỗi tháng trên dưới 6 triệu đồng cả gốc và lãi. Với mức thu nhập từ công việc cố định, Oanh gặp khó khi phải chắt bóp từng đồng để đủ tiền thanh toán mỗi tháng.
“Sau 3 tháng chật vật tiết kiệm từng đồng để thanh toán cho ngân hàng, mình tìm hiểu bán thêm hàng online. Mỗi lần về quê mình gom các loại rau, củ, quả, trứng gà, trứng vịt… để mang lên Hà Nội bán online. Khoản tiền bán được mình dùng trang trải sinh hoạt, còn tiền lương để trả nợ ngân hàng.
Đúng là có thời điểm phải gồng, phải nhịn chi tiêu mọi thứ, nhưng mình chưa từng hối hận vì mua nhà. Bởi giả sử không mua nhà, có thể mình sẽ tiêu hết số tiền lương mỗi tháng. Hay mỗi ngày cũng chỉ sáng đi làm, chiều về mà không có động lực nào để cải thiện thu nhập” – Oanh bộc bạch.
Từ trải nghiệm của bản thân, cô nàng 9X cho rằng, để mua được nhà, gia tăng tổng tài sản thì hãy xác định mua bất động sản. Đó là cách vừa đầu tư, vừa để ở, vừa tránh tiền thất thoát. Còn việc trả nợ, thì chỉ có 2 cách là gia tăng thu nhập và tiết kiệm mà thôi.
-
Ngày Nguyễn Thị Tân (SN 1991, Nghệ An) lấy chồng cũng là ngày cô thi hết học phần để chuẩn bị cho khóa tốt nghiệp ra trường. Ở độ tuổi còn quá trẻ nên dường như Tân phải làm việc quần quật mới có thể kiếm tiền mua đất, xây nhà.
-
Không mua nhà lúc này thì đợi lúc nào!
Đó là lời chia sẻ của “cô chủ nhỏ” Thu Hương (Phú Thọ) khi vừa chốt mua căn hộ rộng 69m2, tọa lạc trong một dự án tại TP.Việt Trì.
-
Tiết lộ cách phân bổ tài chính của nữ kế toán 9X: Lương chục triệu, nuôi con nhỏ vẫn có thể mua nhà
Mỗi tháng thu nhập hai vợ chồng Nguyễn Thúy (SN 1991, Thanh Hóa) dao động khoảng 20 triệu đồng, phải nuôi hai con nhỏ nhưng cả hai vẫn cố gắng cân đối, lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu mua nhà....
-
Thấy nhà chồng chi tiêu tiết kiệm tưởng bình thường hóa ra giàu “nứt đố đổ vách”, cho hẳn bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ
Thấy chồng chi tiêu đơn giản, tiết kiệm, Trà Mi (SN 1990, Bắc Giang) vẫn nghĩ nhà chồng ở mức khá chứ không giàu. Nhưng không ngờ anh sẵn sàng cho bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ đồng khi cô đề cập.
-
Sáng đi thi, chiều về lấy chồng, 9X Nghệ An dù bụng bầu vượt mặt vẫn “cày như trâu” kiếm tiền mua nhà
Ngày Nguyễn Thị Tân (SN 1991, Nghệ An) lấy chồng cũng là ngày cô thi hết học phần để chuẩn bị cho khóa tốt nghiệp ra trường. Ở độ tuổi còn quá trẻ nên dường như Tân phải làm việc quần quật mới có thể kiếm tiền mua đất, xây nhà....