Trong cuộc họp với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được mới đây, bà Cao Thị Hà An, Giám đốc phát triển dự án Tập đoàn Vingroup đã gửi lời cảm ơn lãnh đạo TP cùng các sở, ngành đã hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất thủ tục pháp lý cho dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ.
Vingroup đặt mục tiêu khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ với quy mô lên đến 2.870ha trước ngày 30/4.
Hiện, doanh nghiệp đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời triển khai báo cáo nghiên cứu khả thi và các thủ tục liên quan.
Bà kiến nghị UBND TP.HCM cùng các sở, ngành tiếp tục hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn lại để doanh nghiệp có thể khởi công dự án trước ngày 30/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Vingroup cam kết trong quá trình triển khai dự án sẽ gắn kết với việc bảo tồn và phát huy thế mạnh du lịch của Cần Giờ, đặc biệt là Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ, nhằm đồng bộ với định hướng phát triển TP.HCM trở thành đô thị biển đặc trưng, hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng kiến nghị TP giao cho đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup là Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ nghiên cứu, lập đề án đầu tư để bảo tồn và phát triển du lịch Cần Giờ.
Đề án đầu tư sẽ được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, khai thác tiềm năng du lịch, biến Cần Giờ thành điểm đến mới của thế giới.
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ nằm tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, dự kiến có tổng mức đầu tư gần 230.000 tỷ đồng. Toàn bộ khu đô thị có quy mô 2.870 ha và được chia thành 4 phân khu A, B, C và D-E.
Trong đó khu A rộng nhất với 950 ha, gồm các mặt giáp biển Đông (cửa sông Đồng Tranh) và thị trấn Cần Thạnh. Đây sẽ là khu ở sinh thái gắn với dịch vụ du lịch khu vực cửa ngõ khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.
Phân khu B gần 660 ha, một mặt giáp biển Đông, còn lại giáp đường nội bộ ven biển khu du lịch 30/4. Phân khu này sẽ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, công trình dịch vụ - công cộng đô thị (y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ, văn phòng), cây xanh đô thị và đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
Phân khu C khoảng 318 ha với hai mặt giáp biển được quy hoạch khu trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, khu đô thị hiện đại (biệt thự, liên kế, chung cư). Còn lại hơn 930 ha (diện tích cây xanh, mặt nước) dự kiến hình thành khu trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị hiện đại như nhà liền kề, biệt thự.
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, hiện trạng khu vực dự án nhìn chung đều là mặt nước, chưa có công trình ngầm xây dựng.
Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ - chủ đầu tư dự kiến thực hiện dự án từ tháng 4/2025. Tổ hợp này có thể hoàn thành vào 2030.
Khi hình thành, dự án kỳ vọng trở thành nơi sinh sống của hơn 228.560 người, tức gấp 3 lần dân số Cần Giờ hiện tại. Dự án dự kiến thu hút 8,887 triệu lượt khách khách du lịch mỗi năm và tạo ra hơn 36.000 việc làm.
-
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870 ha dự kiến được triển khai từ từ tháng 4/2025 và hoàn thành vào năm 2030.
-
Năm 2025 khởi công, hiện trạng khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 217.000 tỉ đồng đang ra sao?
Theo thông tin mới nhất từ lãnh đạo UBND TP.HCM, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ với diện tích 2.870ha, vốn đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng sẽ được khởi công vào năm 2025.
-
UBND TP HCM ra 4 quyết định, duyệt quy hoạch Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ
Sau khi được Chính phủ đồng ý điều chỉnh diện tích Khu đô thị lấn biển Cần Giờ từ 600 ha lên 2.870 ha, TP HCM đang triển khai nhiều đầu việc để thực hiện dự án này.








-
Tại sao nhà ở trong khu đô thị được săn đón?
Mô hình khu đô thị (KĐT) tích hợp nhà ở, thương mại, giải trí và giáo dục đang trở thành xu hướng phát triển, theo Báo cáo triển vọng 2025 của Công ty tư vấn bất động sản Avison Young.
-
Saigonres Group muốn bán khu đất “vàng” Trần Não giá 200 tỷ đồng
Khu đất tại số 12/10 đường Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức hiện đã được Saigonres Group (HOSE: SGR) lên kế hoạch chuyển nhượng với mức giá khoảng 200 tỷ đồng.
-
Chuẩn bị quỹ đất đầu tư 4 dự án BOT cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh
Lần đầu tiên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi nhà đầu tư rót vốn vào 4 dự án giao thông trên đường hiện hữu nằm ở các vị trí cửa ngõ huyết mạch của thành phố theo hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao). Sau nâng cấp, các tuyến quốc lộ...