Đầu tư công bứt tốc
Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các động lực tăng trưởng kinh tế khác như tiêu dùng, xuất khẩu vẫn đang hồi phục chậm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động.
Việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công kỳ vọng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa đến nhiều nhóm ngành
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là 657.000 tỷ đồng (theo Bộ Tài chính), tăng 12% so với thực hiện năm 2023 và bằng 95% kế hoạch năm 2023. Trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị giải ngân đầu tư công tiếp tục khởi sắc khi ước đạt gần 60.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.
Năm 2024 sẽ là năm đẩy mạnh xây dựng công trình giao thông trọng điểm. Chính phủ đã đặt mục tiêu trong năm nay sẽ tập trung thực hiện các đại dự án mang tính liên kết giữa các vùng như cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, sân bay Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội, 3 cao tốc phía Nam.
“Năm 2024 cũng là năm thứ 4 triển khai thực hiện Kế hoạch vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 (khoảng 2,87 triệu tỷ đồng). Hiện vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước thực hiện 2021 - 2023 ước khoảng 1,57 triệu tỷ đồng, để hoàn thành kế hoạch thì trong 2 năm tới sẽ cần giải ngân khoảng 1,3 triệu tỷ đồng”, Agriseco cho hay.
Tỉ lệ giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng trong năm tới khi nhiều dự án trọng điểm (cao tốc, liên vùng, đường ven biển) đã và đang được tháo gỡ khó khăn trong khâu chuẩn bị đầu tư.
Hai nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp
Việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công kỳ vọng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa đến nhiều nhóm ngành như vật liệu xây dựng, xây dựng, bất động sản dân cư, bất động sản khu công nghiệp và logistics. Ước tính, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước thì GDP tăng thêm 0,058%.
Đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các động lực tăng trưởng kinh tế khác như tiêu dùng, xuất khẩu vẫn đang hồi phục chậm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động.
Vật liệu xây dựng và xây dựng hạ tầng là 2 nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ tăng giải ngân vốn đầu tư công
Theo Agriseco, vật liệu xây dựng và xây dựng hạ tầng là 2 nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ tăng giải ngân vốn đầu tư công. Trong khi đó, các nhóm ngành hưởng lợi gián tiếp là bất động sản dân cư, bất động sản khu công nghiệp và logistics.
Đầu tiên là nhóm vật liệu xây dựng (thép, đá, xi măng, nhựa đường) được hưởng lợi trực tiếp ngay sau giai đoạn giải phóng mặt bằng, bước vào triển khai dự án cho đến khi hoàn thành hoạt động xây dựng dự án.
Với ngành thép, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thép cho các dự án đầu tư công, hạ tầng giao thông sẽ hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ thép gia tăng.
Tương tự, với các ngành mà chi phí vận chuyển tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như xi măng và đá xây dựng, các doanh nghiệp có thị phần lớn và có vị trí gần các dự án đang triển khai sẽ được hưởng lợi tốt hơn phần còn lại của ngành.
Đặc biệt, đối với ngành đá xây dựng, hiện nay tại nhiều dự án đầu tư công như cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, sân bay Long Thành… đang có tình trạng thiếu nguồn đất phục vụ san lấp. Do đó, Agriseco kỳ vọng các doanh nghiệp đầu ngành đá, sở hữu các mỏ đá với trữ lượng lớn, vị trí nằm gần các dự án trọng điểm sẽ được hưởng lợi.
Về mức độ cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp, Agriseco cho rằng giá nguyên vật liệu đầu vào (quặng sắt, than cốc) giảm mạnh từ đầu năm trong khi giá thép, sản lượng tiêu thụ thép dự kiến phục hồi nhờ giải ngân đầu tư công và thị trường bất động sản khởi sắc sẽ giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép được cải thiện.
Đối với xi măng, dự kiến kết quả kinh doanh sẽ vẫn khó khăn trong năm 2024. Tuy nhiên, biên lợi nhuận phục hồi dần từ nửa cuối năm nay trên mức nền thấp 2023 nhờ giá than đầu vào dự báo giảm 24% so với cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ cải thiện nhẹ.
Đối với ngành đá xây dựng, kỳ vọng giá đá xây dựng duy trì ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt sẽ giúp biên lãi gộp ổn định.
Bên cạnh ngành vật liệu xây dựng, nhóm xây dựng hạ tầng cũng được đánh giá hưởng lợi trực tiếp khi thi công các dự án đầu tư công trọng điểm.
Cụ thể, một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 và 2, sân bay Long Thành, vành đai 3 TP.HCM, vành đai 4 - Vùng Thủ đô, dự án đường dây điện 500 kV mạch 3 được triển khai sẽ giúp các nhà thầu xây dựng cải thiện kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, có một số yếu tố cần lưu ý của ngành tới từ việc cân đối dòng tiền; thiếu hụt và biến động giá nguyên vật liệu xây dựng.
Theo Agriseco, CTCP Tập Đoàn PC1 (Mã: PC1), CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã: HHV), CTCP Tập đoàn Cienco 4, (Mã: C4G); Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, Mã: VCG)… được kỳ vọng sẽ bứt phá nhờ hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Vốn đầu tư công 2024: Đã phân bổ 664.484 tỷ đồng
Hiện các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ trên 664.484 tỷ đồng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch năm 2024, theo báo cáo của Bộ Tài chính.
-
Các dự án đầu tư công lớn như sân bay Long Thành và các dự án đường cao tốc ở miền Trung và miền Nam được kỳ vọng có thể bù đắp nhu cầu tiêu thụ xi măng trong năm 2024.
-
Năm bùng nổ của hạ tầng giao thông
Trong một năm mà nền kinh tế chịu nhiều khó khăn, mọi ngành nghề kinh doanh ảm đạm thì hạ tầng giao thông lại là điểm sáng nổi bật. Hàng loạt dự án trọng điểm ở mọi miền đất nước đua nhau về đích hoặc khởi công. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho nền kinh tế vươn mình trong những năm tới.
-
Dành 657.000 tỷ đồng đầu tư công trong năm 2024, chủ yếu cho dự án hạ tầng giao thông
Sáng 16/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, chủ trì họp phiên thứ 9.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...