Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo về tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 3 và quý 1/2022, trong đó ghi nhận sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, trong tháng 3 vừa qua, sản xuất thép thành phẩm đạt gần 3,34 triệu tấn, tăng 29,16% so với tháng 2 và tăng 6,8% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng tiêu thụ thép các loại đạt 3,12 triệu tấn, tăng 21,3% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung trong quý 1/2022, sản lượng thép thành phẩm cả nước đạt 8,45 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, bán hàng thép thành phẩm đạt 8,14 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Về tình hình xuất khẩu, ở quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,28 triệu tấn thép giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỉ USD tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021.
Hưởng lợi từ thiếu nguồn cung trên thế giới
Năm 2022, với nhu cầu thép thế giới tăng lên 1.840 triệu tấn là động lực phát triển cho ngành thép Việt Nam trong điều kiện Nga - nước xuất khẩu kim loại hàng đầu thế giới đang bị kìm kẹp do trừng phạt kinh tế.
Hiện nay, Nga xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ trọng 14.1% thép dẹt và 19% thép dài, Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7.4% thép dài. Việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng giúp các doanh nghiệp thép Việt Nam hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường châu Âu và Mỹ.
Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép ở trong nước như Thép Nam Kim, Tập đoàn Hoa Sen với tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 chủ yếu đến từ xuất khẩu sang thị trường EU.
Việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng tại châu Âu giúp các doanh nghiệp thép Việt Nam hưởng lợi từ xuất khẩu
Mới đây, trong báo cáo triển vọng ngành thép năm 2022, Công ty Mirae Asset – MASVN tiếp tục đánh giá tích cực cho cả ngành thép trong năm nay.
Theo đó, ngành bất động sản lẫn xây dựng sẽ phục hồi, qua đó sẽ thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục rộng mở trong năm 2022. Việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng ở châu Âu sẽ giúp các công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu.
Ngoài ra, thép các loại trong nước cũng liên tục tăng giá và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục giữ ở mức cao. Điều này cho thấy triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp trong năm 2022 vẫn rất tích cực.
Triển vọng từ thị trường xuất khẩu
Nhiều chuyên gia dự báo xuất khẩu thép trong năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, chủ yếu xuất sang các nước châu Âu và Mỹ.
Theo số liệu mới nhất của VSA, hiện EU đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng trong quý 1/2022. Theo sau là thị trường Mỹ với 8,34%.
Động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022 gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng. Đây sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc giảm sản xuất thép và hạn chế xuất khẩu để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải cũng tạo cơ hội nhiều hơn cho xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm nay.
Đặc biệt với một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp đinh tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… đã mang đến những tín hiệu tích cực cho ngành thép Việt Nam khi thêm thị trường xuất khẩu mới với sự tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, khó khăn hiện tại của ngành thép Việt Nam là cần hướng tới phát triển thép "xanh", đáp ứng các tiêu chuẩn của EU khi thị trường này áp thuế khí thải cho các sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời, tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm do xu thế bảo hộ thương mại trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Trong năm 2022, triển vọng cho ngành thép trong nước khả quan khi nhiều doanh nghiệp thép đang tập trung mở rộng công suất sản xuất. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát đã triển khai Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, nâng sản lượng thép của Hòa Phát lên 14 triệu tấn, trong đó có 8,6 triệu tấn HRC.
Tương tự, Thép Nam Kim dự kiến đầu tư dự án Nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ có công suất dự kiến 1,2 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư là 4.500 tỉ đồng.
-
Doanh nghiệp thép: chi phí tăng, lợi nhuận giảm mạnh trong quý 1/2022
Chi phí đầu vào tăng cao là một những lý do khiến nhiều doanh nghiệp thép giảm lợi nhuận, thậm chí báo lỗ nặng trong quý 1/2022.
-
Chung cư Chí Linh Center Vũng Tàu
Chí Linh Center có vị trí nằm tại Khu trung tâm đô thị Chí Linh, đường 2/9, phường Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu. Dự án với phía Bắc giáp khu dân cư Bắc sân bay và cảng dầu khí, phía Nam giáp khu công viên thể tha...
-
“Ông lớn” thép Việt với hơn 30 công ty con, công ty liên kết báo lỗ hơn trăm tỷ, tài sản chạm ngưỡng tỷ đô
Trong quý 3/2024, VNSteel báo lỗ sau thuế hơn 120 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 171 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng thứ 2 trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại, chỉ sau Hoa Sen....
-
Lộ diện “quán quân” thua lỗ ngành thép, từng đem hàng trăm tỷ đồng đầu tư chứng khoán
9 tháng đầu năm 2024, Thép Tiến Lên ghi nhận lỗ ròng gần 270 tỷ đồng, là mức lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại....