Chật vật bán hàng
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy doanh số bán hàng thép các loại trong tháng 10.2022 đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 5,53% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ.
Sau 10 tháng đầu năm, bán hàng thép thành phẩm của toàn ngành đạt 23,2 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thép chỉ đạt 5,3 triệu tấn, giảm 16,6% so với cùng kỳ.
Doanh số bán hàng thép các loại trong tháng 10.2022 đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 29,4% so với cùng kỳ
Lượng tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép đang gặp khó trong những tháng cuối năm 2022.
Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm của cả nước trong tháng 10 đạt hơn 2 triệu tấn, giảm 16,3% so với tháng 9 và giảm 28,7% so với cùng kỳ 2021. Tính từ đầu năm, các nhà máy thép trong nước đã sản xuất được 25,3 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, tồn kho của cả nước tính đến hết tháng 10 đang ở mức 2,2 triệu tấn, tương đương với sản lượng tiêu thụ của 1 tháng.
VSA cho rằng, ngành thép lâm vào cảnh khó khăn hiện nay do nhu cầu mặt hàng thép suy yếu, trong khi giá nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất tăng cao.
Ngoài ra, dòng vốn tín dụng thắt chặt, tỉ giá và lãi suất tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến cho hàng loạt doanh nghiệp thép phải chật vật xoay xở, đua nhau báo lỗ.
Theo thông lệ, thời điểm cuối năm từ tháng 9 âm lịch đến gần Tết Nguyên đán là giai đoạn người kinh doanh sắt thép mong chờ nhất bởi hoạt động xây dựng diễn ra sôi nổi, nhiều công trình bắt đầu thi công.
Tuy nhiên, VSA nhận định nhu cầu thép có thể tăng nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cần thời gian để xử lý.
Trước nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, một số nhà máy thép trong nước buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất, đẩy mạnh xả hàng tồn kho để giảm đi áp lực kinh doanh trong giai đoạn quý cuối năm.
Sắt thép khó đạt ngưỡng 10 tỉ USD
Sau năm 2021 tăng trưởng "nóng", tận dụng được cơ hội thị trường thế giới, ngành thép đã có 1 năm tăng tốc xuất khẩu với mức tăng ấn tượng 124,3% so với năm 2020, gia nhập Top các ngành đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ USD. Tuy nhiên hiện nay, xuất khẩu sắt thép đã giảm tốc mạnh.
Sắt thép sẽ rời câu lạc bộ xuất khẩu hơn chục tỉ USD
Theo số liệu của VSA, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam trong tháng 9.2022 đạt 533.000 tấn, tăng 3,8% so với tháng trước nhưng giảm gần 61% so với cùng kỳ 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 429 triệu USD, giảm 6,2% so với tháng 8 và giảm 69,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chín tháng năm 2022, xuất khẩu sắt thép đạt 6,46 triệu tấn, trị giá 6,5 tỉ USD, giảm 34,3% về lượng và giảm 22,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Chín tháng năm 2022, xuất khẩu sắt thép đạt 6,46 triệu tấn
Với đà xuất khẩu như hiện tại, năm 2022, xuất khẩu sắt thép dự kiến chỉ có thể về đích ở mức 7,7- 8 tỉ USD.
Tuy nhiên, sự giảm tốc về xuất khẩu sắt thép không quá bất ngờ, bởi 2021 là năm có mức tăng đột biến, vượt quá kỳ vọng của ngành. Trong khi từ đầu năm 2022 đến nay, giá thép trong nước giảm theo xu hướng của thế giới do nhu cầu và giá nguyên liệu đầu vào đều giảm.
Ngoài ra, những biến động của kinh tế thế giới là lý do khiến thị trường thay đổi khá nhanh. Cụ thể, lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu sắt thép ở một số thị trường là đối tác chính của Việt Nam.
Tiếp tục nhập siêu hàng tỉ USD
Số liệu cập nhật mới nhất từ VSA cho thấy, trong 9 tháng vừa qua, xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng sắt thép đều giảm mạnh trong bối cảnh tiêu thụ nội địa và thế giới trong nhiều tháng đang tương đối yếu.
Trong khi xuất khẩu sắt thép giảm đến 34%, nhập khẩu sắt thép chỉ giảm khoảng 8%. Lượng xuất khẩu giảm hơn nhập khẩu rất nhiều khiến mặt hàng sắt thép nhập siêu hơn 2,5 triệu tấn.
Đây được xem là một nghịch lý của ngành thép Việt Nam khi nguồn cung thép xây dựng vẫn dư thừa nhưng các loại sắt thép làm nguyên liệu đầu vào sản xuất lại rất thiếu.
Sau 9 tháng, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 3,1 tỉ USD các mặt hàng sắt thép
Cụ thể, nhập khẩu thép các loại về Việt Nam trong tháng 9 vừa qua đạt khoảng 743 triệu tấn với kim ngạch đạt 710 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu khoảng 8,93 triệu tấn thép thành phẩm với trị giá hơn 9,56 tỉ USD, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 3,1 tỉ USD các mặt hàng sắt thép.
Được biết, các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm Trung Quốc (44,68%); Nhật Bản (15,46%); Hàn Quốc (11,44%); Đài Loan (9,64%) và Ấn Độ (7,93%).
Những năm trở lại đây, hạn chế của ngành thép là vẫn bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc khác, ngành sản xuất thép trong nước là mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được.
Do đó, việc nguồn nguyên liệu sản xuất đa phần phải nhập khẩu, nên giá thép sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Đây vẫn là một trong những thách thức lớn của ngành sản xuất thép Việt Nam trong thời gian tới.
-
Doanh nghiệp thép “thấm đòn” siết van tín dụng, trái phiếu
Ngành thép vốn liên quan trực tiếp đến bất động sản, nên khi dòng vốn tín dụng và trái phiếu cho thị trường này bị kiểm soát đã khiến nhu cầu thép ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục.
-
Mặt hàng quan trọng của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có hiệu lực từ ngày 11/1.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Diễn biến mới vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc t...