Ảnh minh hoạ.
Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu và đồng tác giả của báo cáo, Tiến sĩ Dominic Brown cho biết, trong khi chi phí thi công đã tăng trung bình 18% trên toàn khu vực khi tính bằng nội tệ (7% khi tính theo đô la Mỹ), Cushman & Wakefield ghi nhận đã có những dấu hiệu mới cho thấy áp lực đang giảm bớt.
“Mặc dù chi phí vẫn cao hơn mức ghi nhận trong lịch sử, nhưng căng thẳng trong chuỗi cung ứng đã giảm bớt, cùng với việc chi phí vận chuyển và giá hàng hóa đã giảm so với mức cao nhất vào năm 2022, đã làm giảm áp lực lên giá năng lượng và nhiên liệu. Lạm phát mặc dù vẫn ở mức cao, nhưng được cho là đã đạt đỉnh hoặc sắp đạt đỉnh ở nhiều nền kinh tế toàn cầu”, ông Brown nói.
Báo cáo cho thấy các thị trường Bắc Á vẫn là thị trường đắt đỏ nhất để thi công văn phòng loại hình văn phòng Kết hợp Tương tác', trong đó thành phố Canberra, Úc cũng xuất hiện trong danh sách năm thị trường đắt đỏ hàng đầu. Trong top 10, Hồng Kông là thị trường duy nhất ngoài Bắc Á và Úc/New Zealand.
Trong đó, Việt Nam là nước có chi phí thi công văn phòng thấp nhì toàn vùng với hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chỉ xếp sau một số thành phố ở Ấn Độ.
Chi phí trung bình thi công văn phòng 31 thành phố Châu Á – Thái Bình Dương. Nguồn: Cushman & Wakefield
Ông Riaz Khan, Giám đốc Dịch vụ Quản Lý và Phát triển Dự án, Đông Nam Á cho biết: “Ở thị trường Việt Nam, chúng tôi ghi nhận thời gian giao hàng đang kéo dài hơn do các vấn đề về chuỗi cung ứng và sản xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác. Giá vẫn cạnh tranh, nhưng giá bàn ghế nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đến trên 21% do áp dụng thuế mới. Các thiết bị âm thanh nghe nhìn cũng mất hơn 10 tuần để có hàng do hiện tượng thiếu chip trên toàn cầu”.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cũng đưa ra nhận định đối với thị trường Việt Nam: “Thời gian qua, Cơ quan quản lý bắt đầu áp dụng quy chuẩn phòng cháy chữa cháy cao hơn trong quy trình thi công và xây dựng văn phòng. Trong khi đó, các giao dịch thuê văn phòng trong những năm gần đây chủ yếu được thực hiện trên các tòa nhà hiện hữu, do nguồn cung văn phòng mới với chất lượng phòng cháy chữa cháy đáp ứng tiêu chuẩn còn khan hiếm, điều này khiến thời gian hoàn thành dự án kéo dài hơn so với trước đây.”
Ông Tom Gibson, Giám đốc Dịch vụ Quản Lý và Phát triển Dự án Châu Á Thái Bình Dương, Cushman & Wakefield, cho biết mặc dù chi phí cao hơn và gặp nhiều hạn chế về nguồn vốn, khách thuê vẫn tập trung cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên, tạo ra sự cân bằng giữa làm việc tại nhà và ở văn phòng”.
Sự biến động kinh tế nói chung đã làm chậm quá trình ra quyết định của khách thuê bởi chi tiêu trên tất cả các lĩnh vực đang được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Ông nói thêm: “Khách thuê vẫn coi bất động sản văn phòng là một chi phí không thể thiếu. Nếu buộc phải giảm diện tích văn phòng xuống, họ vẫn chú trọng và sẵn sàng chi trả để có không gian văn phòng chất lượng cao. Những người sử dụng lao động ngày càng muốn tạo ra các văn phòng “điểm đến” cho nhân viên của họ, nơi có thể khiến mọi người muốn đến văn phòng dù công ty không bắt buộc”.
Ngoài chi phí thi công, báo cáo cũng ghi nhận biến động về giá cải tạo văn phòng hiện hữu, hoặc khôi phục hiện trạng và trả mặt bằng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích về sự cần thiết của tính bền vững, công nghệ, trải nghiệm bán lẻ và chiến lược nơi làm việc trong việc lựa chọn thiết kế văn phòng phù hợp.
Ông Gibson kết luận: “Trước đây, các quyết định về bất động sản chỉ được đưa ra bởi một bộ phận cấp cao trong tổ chức. Giờ đây, chúng tôi thấy khách hàng đang ngày càng chú trọng khảo sát nhu cầu của nhân viên. Các cuộc trò chuyện của chúng tôi với khách hàng bây giờ không chỉ là về việc thiết kế thi công, mà còn xoay quanh người lao động và văn hóa công ty”.
-
Thị trường văn phòng, “niềm tự hào” một thời của Trung Quốc tiếp tục lao dốc trong năm 2023
Trong vài thập kỷ qua, các tòa nhà văn phòng ở nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc đã trở thành biểu tượng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong năm ngoái, những nơi này đã bắt đầu giống như một lực cản nhiều hơn.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...