Lợi nhuận trước thuế quý 1/2025 của VIB đạt gần 2.421 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ.
Trong 3 tháng đầu năm nay, VIB đạt thu nhập lãi thuần 3.737 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ nguồn thu từ lãi, nhiều mảng kinh doanh ngoài lãi cũng ghi nhận mức sụt giảm. Cụ thể, lãi từ dịch vụ giảm 13% còn gần 378 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm sâu tới 61%, chỉ đạt 114 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một số điểm sáng trong hoạt động đầu tư đã phần nào bù đắp cho sự sụt giảm nói trên. Cụ thể, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh, đạt hơn 29 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Thu từ hoạt động khác, chủ yếu nhờ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, cũng tăng 52%, đạt gần 343 tỷ đồng.
Ngân hàng đã tiết giảm 6% chi phí hoạt động, còn 1.759 tỷ đồng, song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn giảm 18%, xuống còn 2.842 tỷ đồng.
Một điểm tích cực là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được cắt giảm 55%, chỉ còn 421 tỷ đồng. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế quý 1/2025 của VIB đạt gần 2.421 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 22% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 27/3, VIB đã thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 11.020 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2024. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 600.350 tỷ đồng và dư nợ tín dụng đạt 395.800 tỷ đồng.
Một điểm đáng lo ngại trong báo cáo là chất lượng tài sản suy giảm. Tổng nợ xấu đến cuối quý 1/2025 tăng 11%, đạt 12.675 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 26,5%, nợ nghi ngờ tăng 11,8% và nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 53,5% tổng nợ xấu, tăng 6% so với đầu năm.
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay theo đó cũng tăng từ 3,51% lên 3,79% - mức cao so với mặt bằng chung ngành.
Tính đến 31/3/2025, tổng tài sản của VIB đạt 495.727 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 334.158 tỷ đồng, tăng 3%; tiền gửi khách hàng tăng 2%, đạt 282.298 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác đều sụt giảm lần lượt 42% và 14%.
Ngân hàng hiện có 11.558 nhân viên, giảm 639 người so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, thu nhập bình quân nhân viên tăng lên 32,65 triệu đồng/tháng, tăng hơn 1 triệu đồng so với cùng kỳ.
Ngày 23/4 vừa qua, VIB đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2024 với tỷ lệ 7%, tương đương 2.085 tỷ đồng. Ngày chi trả dự kiến là 23/5/2025.
-
Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa chính thức ra mắt gói vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 với quy mô lên đến 45.000 tỷ đồng, đi kèm với lãi suất từ 5,9% và thời gian duyệt vay từ 4-8 giờ.
-
Beston gia tăng ảnh hưởng tại VIB, tổng sở hữu vượt 8% vốn điều lệ
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa nhận được báo cáo thay đổi sở hữu của cổ đông lớn từ Công ty Cổ phần Beston. Theo văn bản số 1903.25/BC gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở Giao dịch Chứng khoán và VIB, Beston cùng người có liên quan hiện nắm giữ hơn 243 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 8,159% vốn điều lệ ngân hàng.
-
Ngân hàng lớn nhất nước Úc chính thức rút khỏi VIB sau 15 năm, thu về 106,7 triệu USD
Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) vừa hoàn tất thương vụ thoái vốn khỏi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) sau khi bán nốt 4,4% cổ phần còn lại. Thương vụ này giúp CBA thu về khoảng 170 triệu đô la Úc (tương đương 106,7 triệu USD), đánh dấu sự rút lui hoàn toàn khỏi thị trường ngân hàng Việt Nam sau 15 năm đầu tư.






-
Hãng thép có tiếng tại Bình Dương, sở hữu 3 nhà máy công suất 2,6 triệu tấn/năm báo lỗ
3 tháng đầu năm 2025, Công ty CP Thép Pomina báo lỗ sau thuế hơn 159 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 225 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất của các doanh nghiệp thép trong quý 1/2025.
-
Bức tranh nợ xấu ngân hàng quý 1/2025
Trong bức tranh tài chính quý 1/2025 của ngành ngân hàng, nợ xấu tiếp tục là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý. Những số liệu mới nhất từ báo cáo tài chính cho thấy sự phân hóa ngày càng rõ rệt giữa các ngân hàng....
-
Doanh nghiệp bất động sản niêm yết quý 1/2025: Bức tranh phân hóa sâu sắc, “có hàng” mới có lợi nhuận
Quý 1/2025 chứng kiến bức tranh lợi nhuận đầy tương phản trong nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Trong khi một số “ông lớn” như Vinhomes, Kinh Bắc hay Becamex IDC ghi nhận lãi lớn nhờ đẩy mạnh bàn giao dự án và tối ưu chi phí, một số doanh ngh...