CBA tại Khu thương mại trung tâm Sydney, tại Sydney, Úc, ngày 14/5/2024. Ảnh: Reuters
CBA, ngân hàng cho vay lớn nhất của Úc, đã trở thành nhà đầu tư chiến lược của VIB vào năm 2010, nắm giữ 15% cổ phần và sau đó tăng tỷ lệ sở hữu lên 19,8%. Tuy nhiên, từ tháng 9/2024, CBA bắt đầu giảm dần tỷ lệ nắm giữ tại VIB. Trong hai tháng 9 và 10/2024, ngân hàng này đã bán tổng cộng 15% cổ phần, thu về khoảng 320 triệu đô la Úc.
Đến ngày 5/3/2025, CBA tiếp tục bán nốt 4,4% cổ phần còn lại, chính thức rời khỏi VIB và chấm dứt vai trò cổ đông chiến lược tại ngân hàng này.
Việc CBA thoái vốn được cho là xuất phát từ hai lý do chính. Thứ nhất là thay đổi chính sách sở hữu nước ngoài tại VIB: Tháng 6/2024, cổ đông VIB đã thông qua đề xuất giảm mức trần sở hữu nước ngoài từ 20,5% xuống còn 4,99%. Điều này khiến các nhà đầu tư ngoại, trong đó có CBA, cần điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình.
Thứ hai là tái cấu trúc danh mục đầu tư: CBA đang tập trung nguồn lực vào các thị trường trọng điểm như Úc và New Zealand, đồng thời rút khỏi những khu vực không còn nằm trong chiến lược dài hạn.
Dù không còn là cổ đông, CBA khẳng định vẫn đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của VIB và tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng này trong tương lai.
Tính đến ngày 31/12/2024, vốn điều lệ của VIB là 29.793 tỷ đồng và tổng tài sản đạt khoảng 493.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 12.000 cán bộ nhân viên tại 193 chi nhánh và phòng giao dịch tại 32 tỉnh/thành phố trọng điểm trên cả nước.
VIB cũng công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 22% so với kết quả 2024, đạt 11.020 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến đến 31/12/2025 đạt 600.350 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến tăng 22% lên 295.800 tỷ đồng, bao gồm cho vay, trái phiếu doanh nghiệp, mua nợ.
Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng dư nợ và phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được NHNN giao. Huy động dự kiến tăng 26% lên 377.300 tỷ đồng, gồm tiền gửi và giấy tờ có giá. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
-
Thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã công khai kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam.
-
Ngân hàng Nhà nước đề xuất tài sản thế chấp ngân hàng không bị kê biên trong quá trình thi hành án
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến việc kê biên tài sản bảo đảm. NHNN cho rằng, trong thực tế, nhiều trường hợp tài sản bảo đảm bị kê biên để thi hành án khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản và thu hồi nợ xấu. Nếu quy định này được thông qua, các tổ chức tín dụng sẽ có cơ chế bảo vệ tài sản thế chấp tốt hơn, từ đó đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.
-
Ngân hàng đã “bơm” 1,085 triệu tỷ đồng vào bất động sản TP.HCM
Tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TPHCM đạt 1,085 triệu tỷ đồng, chiếm 27,5% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.






-
Một quỹ đầu tư muốn thoái hết hơn 4,2 triệu cổ phiếu TPBank
Quỹ Đầu tư Giá Trị Việt (Vietnam Value Investment Fund - VVIF), do Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Việt Cát quản lý, vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 4,2 triệu cổ phiếu TPBank (mã TPB) nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư....
-
Cắt giảm gần 1.000 nhân sự, đóng hàng loạt phòng giao dịch: Điều gì đang diễn ra ở Sacombank?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) vừa thông báo chấm dứt hoạt động của 5 phòng giao dịch tại TP.HCM từ ngày 30/6/2025.
-
Công bố kết luận thanh tra tại 3 chi nhánh Vietcombank
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 12 mới đây đã công khai kết luận thanh tra đối với ba chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), gồm: Bình Dương, Vũng Tàu và Tây Ninh.