Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được xây dựng đoạn đi trên cao - Ảnh: Anh Quân
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết tại buổi làm việc giữa UBND TPHCM với Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội về việc quy hoạch đường sắt đô thị, diễn ra chiều 31-7 tại TPHCM.
Theo ông Đông, sở dĩ tổng mức đầu tư các tuyến metro có sự trượt giá so với mức đầu tư đã được phê duyệt là do hiện nay Việt Nam chưa có kinh nghiệm xây dựng loại hình đường sắt này. Vì vậy, phải mất nhiều năm nghiên cứu mới xong.
Khi bắt tay vào xây dựng, mọi thứ như đầu máy, toa xe, máy móc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa, nguồn nhân lực cũng phải đi thuê nước ngoài, do vậy nhiều tuyến metro bị trượt giá .
Đơn cử như tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) ban đầu có tổng mức đầu tư 1,09 tỉ đô la Mỹ sau khi bắt tay vào xây dựng thì tổng mức đầu tư đã tăng lên 2,07 tỉ đô la.
Ông Đông cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo sửa đổi luật đường sắt nhằm sửa đổi những bất cập hiện nay.
Nói về sự chậm trễ trong việc xây dựng các tuyến metro tại TPHCM, ông Hoàng Như Cương, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, hiện nay việc xây dựng metro đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trong đó, thủ tục đầu tư và quy định của bên cung cấp vốn và quy định của Nhà nước có sự khác biệt rất lớn về định mức, dự toán, chi phí lương cho chuyên gia.
Bên cạnh các vần đề về quản lý đầu tư xây dựng, việc chưa có các quy chuẩn xây dựng đường sắt đô thị, quy định về vận hành cũng gây lúng túng trong quá trình xây dựng.
Đánh giá về việc sử dụng vốn ODA trong việc xây dựng các tuyến metro, ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TPHCM nói: “cần có đánh giá tổng thể về vốn ODA để rút kinh nghiệm xem cái gì được cái gì chưa được để điều chỉnh làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ vừa đảm bảo lợi ích quốc gia”.
Theo ông Cang, vốn để xây dựng các tuyến metro là rất lớn, trong khi tiền vé thu từ hành khách đi tàu để bù đắp vốn xây dựng đang là một bài toán khó với TPHCM.
Theo quy hoạch đã được điều chỉnh, TPHCM sẽ có 8 tuyến metro với tổng chiều dài 172,6 km (tăng 78,2 km so với quy hoạch đã duyệt năm 2009). Trong đó, TPHCM đang xây dựng tuyến số 1, tuyến số 2 đã có nguồn vốn và đang tổ chức đấu thầu để chuẩn bị khởi công.
Một tuyến khác là tuyến số 5 cũng đã tìm được một phần vốn. Các tuyến còn lại vẫn đang trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
-
Dự án nào sẽ hưởng lợi khi tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên vận hành
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang trong những giai đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, những dự án bất động sản xung quanh tuyến metro đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ khách hàng và nhà đầu tư....
-
TP.HCM sẽ phát triển 11 đô thị nén dọc metro, Vành đai 3: Thị trường bất động sản sẽ thay đổi ra sao?
TP.HCM vừa công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí phát triển theo mô hình TOD - quy hoạch đô thị quanh metro và vành đai với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và phát triển giao thông công cộng. Đây là bước đi đón đầu xu thế của các đô thị hiện đại trên...
-
TP.HCM sẽ chi 33 tỷ đồng để người dân đi metro miễn phí trong tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đi vào vận hành thương mại, toàn bộ người dân TP.HCM sẽ được trải nghiệm miễn phí cả metro và 17 tuyến xe buýt kết nối.