Đơn vị này đánh giá, việc các khách thuê bắt đầu đánh giá lại nhu cầu văn phòng bắt đầu từ tháng 4 đã gây áp lực cho các dự án hạng A và B. Trong quý 3 vừa qua, thị trường đó nhận tổng nguồn cung đạt gần 2,2 triệu m2, tăng 1% theo quý và 13% theo năm. Nguồn cung mới đạt hơn 13.300m2 từ 4 dự án hạng C, thấp nhất trong ba quý vừa qua.
Thị trường văn phòng sẽ gặp áp lực trong ngắn hạn khi mà tăng trưởng nguồn cung liên tục diễn ra trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn. Ảnh: Zing
Savills đánh giá, dịch Covid-19 tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế nói chung và tình hình hoạt động của thị trường văn phòng nói riêng. Giá thuê trung bình dù so theo năm vẫn tăng 1% nhưng đã giảm 1% theo quý. Công suất trung bình giảm từ 97% vào quý 1 năm nay còn 93% vào quý 3.
Trong ba phân khúc, các tòa nhà văn phòng hạng B có công suất thấp nhất, chỉ đạt 92%, giảm 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước do nhiều khách thuê chuyển xuống phân khúc thấp hơn. Thống kê có khoảng 30% dự án hạng B có mức giảm giá lên đến 10%.
Theo khảo sát các khách thuê hạng A và B, thị phần theo diện tích thuê của nhóm ngành tài chính đã giảm 3 điểm phần trăm theo năm. Trong khi đó, nhóm ngành bất động sản tăng 2 điểm phần trăm; sản xuất, công nghệ thông tin và thương mại tăng 1 điểm phần trăm.
Đơn vị này dự báo, thị trường văn phòng sẽ gặp áp lực trong ngắn hạn khi mà tăng trưởng nguồn cung liên tục diễn ra. Đến cuối 2022, nguồn cung ước tính tăng bình quân 4%/ năm, hơn 300.000m2 từ 24 dự án tương lai sẽ gia nhập thị trường.
Trước đó, báo cáo của CBRE dự kiến vào cuối năm 2020, giá thuê của cả hai phân khúc văn phòng hạng A và B sẽ thấp hơn từ 8% - 10% so với năm 2019 (mức giảm của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ 8% - 15%) và tỷ lệ trống tăng 7-9 điểm phần trăm do nguồn cung mới vào thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã định hình lại các xu hướng thị trường khi mà sức mạnh đàm phán giờ đây đang dịch chuyển sang các khách thuê. Thị trường sẽ có nhiều nguồn cung mới ở khu vực ngoài trung tâm với mức giá cạnh tranh hơn. Ngược lại, các chủ nhà cũng tương đối linh hoạt hơn trong những điều khoản thuê. Thêm vào đó, các chủ nhà cũng được tư vấn áp dụng những công cụ giải pháp tối ưu hóa văn phòng để đánh giá điểm mạnh và mặt hạn chế của tòa nhà nhằm chỉnh trang và nâng cấp tài sản”.
Bà Thanh cũng đưa ra dự báo, nếu vắcxin được sản xuất vào cuối năm 2020, giá thuê văn phòng trong năm 2021 được dự báo sẽ ổn định. Tuy nhiên, nếu vắcxin được sản xuất trước tháng 6 năm 2021 thì giá thuê có thể sẽ tiếp tục giảm 5% nữa so với năm 2020.
-
Thị trường văn phòng cho thuê: “Sàn diễn” thuộc về chủ nhà
CafeLand - Nhu cầu cao và diện tích trống hạn chế là động lực giúp chủ nhà tăng giá thuê liên tục trong những năm qua.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...