Năm nay thị trường sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn mô hình văn phòng mở. Ảnh minh hoạ
Diễn biến của dịch bệnh Covid-19 cùng các yếu tố thuận lợi về dân số trẻ và sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tiếp tục thúc đẩy mạnh nhu cầu không gian văn phòng linh hoạt trong năm 2021.
Dữ liệu của Savills Việt Nam tính tới tháng 11/2020 cho thấy, lĩnh vực văn phòng được dự báo là lựa chọn đầu tư cốt lõi với tâm điểm thị trường rơi vào các tài sản có rủi ro thấp, đi kèm các tiêu chí cho dòng tiền ổn định và tọa lạc tại các vị trí tốt nhất.
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại của Savills Hà Nội, cho biết năm nay thị trường sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm kiếm và lựa chọn mô hình văn phòng mở với thiết kế không gian làm việc linh hoạt.
Mô hình này đã rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện trong khoảng 3 năm trở lại đây tại Việt Nam.
Nói về tính ưu việt của mô hình này so với văn phòng truyền thống/cố định, bà Minh cho biết văn phòng mở sở hữu các không gian chung và linh hoạt về công năng.
Không đơn thuần chỉ là chỗ ngồi làm việc, đây còn là nơi để giao lưu, kết nối nhân viên trước hoặc sau giờ làm việc.
Theo bà Minh, khả năng sáng tạo, tinh thần nhân viên, hiệu suất làm việc và năng lực kinh doanh của công ty là bốn yếu tố mà doanh nghiệp được hưởng lợi nhất.
“Về lâu dài, điều này giúp thu hút nhân tài, giữ chân nhân sự chủ chốt, đa dạng nhân sự trong khi giữ được tỷ lệ nghỉ việc luôn ở mức thấp”, bà Minh cho biết.
Đáng chú ý, các công ty công nghệ thông tin từ Ấn Độ cũng đang thể hiện sự quan tâm đến thị trường Hà Nội, không chỉ vì tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà còn vì nguồn lao động tốt và chi phí thuê nhân công rẻ hơn các thị trường khác.
Vấn đề vắc xin Covid-19, trên thế giới cũng đang có xu hướng tích cực. Các quốc gia có niềm tin hơn vào việc mở rộng giao thương quốc tế với Việt Nam, trong đó nổi bật là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa và dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều công ty coi đây là cơ hội để thu hẹp quy mô, giảm chi phí vận hành và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ.
Bà Minh cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp cân nhắc dựa trên sự phát triển của công nghệ, nhu cầu làm việc tập trung vào nghiệp vụ hơn, văn hóa khởi nghiệp và sự thận trọng với đại dịch Covid-19 nhằm thích ứng tốt với các thay đổi của thị trường dưới tác động của đại dịch.
Đối với các khách thuê, họ cần thường xuyên xem xét lại các hợp đồng thuê và bắt đầu đàm phán gia hạn hợp đồng ít nhất sáu tháng trước khi hợp đồng hết hạn.
“Những khách thuê văn phòng lớn hơn từ 2.000 m2 trở lên, nên bắt đầu quá trình đàm phán này trước một năm để có giải pháp thuê tốt nhất”, chuyên gia của Savills khuyên.
Đối với các chủ nhà, bà Minh cho rằng xu hướng về các văn phòng mở đang thách thức các tòa nhà cũ.
Do vậy, các chủ nhà cần chủ động tạo sự khác biệt bằng các dịch vụ bổ sung và tuân thủ nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Các điều khoản thuê sẽ cần ứng biến nhanh chóng hơn nhằm hỗ trợ không gian linh hoạt.
Dự báo về thị trường trong năm 2021, bà Minh cho biết nguồn cung văn phòng Hà Nội sẽ tiếp tục ổn định, và sẽ đón thêm khoảng 208.000 m2 từ 15 dự án chủ yếu thuộc hạng B đến hết năm 2022.
Nguồn cung tương lai tăng đáng kể có thể khiến công suất thuê trung bình giảm đi trong hai năm tới. Về giá thuê, hạng A và B tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ tăng trong năm 2021.
Về đối tượng khách hàng, trong năm 2020, các công ty ngành công nghệ thông tin dẫn đầu trong việc mở rộng văn phòng, theo sát sau là ngành hàng tiêu dùng nhanh và sản xuất.
Sang năm 2021, nhu cầu thuê văn phòng của các công ty trong ngành công nghệ thông tin vẫn ở mức cao, bao gồm các lĩnh vực Fintech, thương mại điện tử, phát triển phần mềm, trung tâm dữ liệu, trung tâm hỗ trợ khách hàng. Khách sạn và du lịch, ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19, sẽ cần ít không gian hơn.
-
Thị trường văn phòng Hà Nội tăng trưởng lạc quan
CafeLand - So với các thành phố lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thị trường văn phòng Hà Nội được kỳ vọng có tốc độ phục hồi nhanh sau đại dịch.
-
Giá thuê văn phòng Hà Nội chỉ sau Singapore
Theo đánh giá của Công ty tư vấn BĐS Savills Việt Nam, thị trường văn phòng Hà Nội bắt đầu có tín hiệu phục hồi tốt kể từ Quý vừa qua.
-
Tuyến đường có giá đắt nhất tại Long Biên, Hà Nội
Tại quận Long Biên, đất ở VT1 tại đường Hồng Tiến và đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chương Dương đến Cầu Chui) là nơi có giá đắt nhất trên địa bàn.
-
Diễn biến trái ngược giữa hai thị trường nhà ở trọng điểm
Trong khi TP.HCM tiếp tục có nguồn cung mở bán mới hạn chế với chỉ gần 5.300 sản phẩm gồm căn hộ và nhà phố/biệt thự thì nguồn cung mới của thị trường nhà ở Hà Nội tăng trưởng mạnh với gần 38.000 sản phẩm mở bán mới trong năm....
-
Một quận trung tâm Hà Nội triển khai loạt dự án hạ tầng
UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 30 về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Đống Đa.