28/03/2013 10:24 AM
Mấy ngày gần đây truyền thông rầm rộ đưa tin cuộc “phản pháo” lẫn nhau về chuyện để thị trường bất động sản rơi tự do hay không, ai là người thiệt hại nhất. Nhìn bất động sản mà thương cho thị trường chứng khoán.
Bán dưới giá thành là phá bĩnh thị trường. Cần áp dụng điều này cho thị trường chứng khoán để ngăn những đợt sụt giảm quá mạnh!
Giá mà các thành viên thị trường chứng khoán cũng “đoàn kết” như các thành viên thị trường bất động sản, có lẽ sẽ không bao giờ có những cảnh “tử biệt sinh ly” trên chứng trường!
Ngẫm nghĩ các lý do của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội đưa ra, mới thấy họ thực sự lo lắng cho khách hàng, nhà đầu tư. Nếu giá bất động sản rớt nữa, doanh nghiệp sẽ phá sản, không hoàn thiện được các dự án, mất khả năng trả nợ thì người mất tiền sẽ chính là người mua nhà. Giá bất động sản cũng kiên quyết không thể để giảm xuống dưới giá thành được… Tóm lại, cần cứu thị trường bất động sản!
Vậy tại sao thị trường chứng khoán không có quyền lên tiếng kêu cứu trong những lần sụt giảm kinh hoàng? Giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, nhà đầu tư lỡ mua giá cao cũng sẽ mất tiền, thậm chí có thể là toàn bộ khoản đầu tư. Nhà đầu tư mất khả năng chi trả, gánh nặng margin cũng sẽ đổ lên đầu công ty chứng khoán, từ đó đổ lên đầu ngân hàng cho vay, hệ lụy cũng chẳng kém.
Ai dám nói thị trường chứng khoán suy sụp không gây nên những hậu quả to lớn bằng thị trường bất động sản? Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn. Mấy năm rồi thị trường nguội lạnh, hầu hết các kế hoạch phát hành huy động vốn mới của công ty niêm yết đều phá sản. Thiếu vốn, doanh nghiệp càng phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, làm tăng rủi ro cho hệ thống vốn đã ốm yếu. Thiếu vốn, sản xuất bị đình trệ. Với mức độ đa dạng nghành nghề của công ty niêm yết, tác động liên ngành thậm chí còn lớn hơn cả bất động sản. Thị trường nguội, tiến trình cổ phần hóa của Chính phủ tắc nghẽn…
Ấy vậy mà tính đoàn kết trên thị trường chứng khoán lại lỏng lẻo hơn nhiều. Chưa lúc nào thấy các thành viên thị trường chứng khoán ngồi lại với nhau trong một “hội nghị Diên Hồng” để đồng lòng góp tiền cứu thị trường chứng khoán. Đơn giản vì làm như vậy là vi phạm pháp luật.
Đã thế, các thành viên thị trường lại cạnh tranh nhau quyết liệt, hiệp hội kinh doanh chứng khoán còn lâu mới sánh được như hiệp hội kinh doanh bất động sản. Công ty chứng khoán tìm đủ mọi chiêu trò để hút khách của nhau, thậm chí nói xấu nhau. Một công ty chứng khoán còn chưa được khai tử, đã thấy các môi giới của công ty khác lượn lờ như đèn cù để tìm cách “hốt” khách hàng về với mình. Đó là chưa kể “đội lái” ở công ty này “chơi” đội lái ở công ty khác.
Đã thế, nhà đầu tư cũng chẳng tỏ ra đoàn kết. “Đổ bô” lên đầu nhau là cách kiếm tiền chính trên thị trường chứng khoán. Hiệp hội bất động sản còn để tâm đến chuyện soi anh nào bán phá giá bất động sản, kêu đó là phá bĩnh thị trường. Nếu cứ bán dưới giá thành là phá bĩnh thị trường thì có lẽ trên thị trường chứng khoán, phải “trảm” hết những nhà đầu tư nào “dám” cắt lỗ, bán thấp hơn giá mua.
Không rõ có phải thị trường chứng khoán mới đang ở tuổi “dậy thì” hay không mà tính khí trái ngược, khó quản hơn thị trường bất động sản, vốn già đời hơn? Thị trường chứng khoán ương bướng thì cứ mặc kệ để cho thấm đòn, để tự xoay sở, còn thị trường bất động sản phải cứu! Ước gì đến ngày thị trường chứng khoán được cưng chiều như thị trường bất động sản, giá cổ phiếu lúc đó chỉ được phép tăng, không được giảm. Cấm cãi!
  • Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?

    Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?

    CafeLand - Trong khi các chính sách của Chính phủ đang tập trung dồn lực để hỗ trợ thị trường thì mới đây Tiến sĩ Alan Phan đã phát biểu trên báo chí rằng “nên để thị trường bất động sản rơi tự do”. Ý kiến này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, trong đó có cả các doanh nghiệp và hiệp hội bất động sản. Vậy nếu để thị trường bất động sản rơi tự do như ý kiến nêu trên thì ai sẽ là người “chết” ?<br/br>

  • Doanh nghiệp BĐS Hà Nội gửi thư ngỏ chất vấn TS Alan Phan

    Doanh nghiệp BĐS Hà Nội gửi thư ngỏ chất vấn TS Alan Phan

    Theo nguồn tin mới nhất của PV Lao Động, chiều tối ngày 26.3, CLB BĐS Hà Nội đã dự thảo Thư ngỏ gửi TS Alan Phan - nguyên Chủ tịch Quỹ Đầu Tư Viasa thể hiện quan điểm không đồng tình với bài viết “Nên để thị trường BĐS rơi tự do” của ông này và gửi tới ông Alan Phan một loạt câu hỏi chất vấn. Sau đây là một vài nội dung chính của dự thảo: <br/br>

Khánh Hà (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.