6 tháng đầu năm 2023 đã khởi công xây dựng 1.406 km cao tốc
Lễ khởi công đồng thời 3 dự án: đường Vành đai 3 – TP.HCM cùng 2 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác đầu tư hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Đây là 3 trong số 19 dự án cao tốc được khởi công trong 6 tháng đầu năm 2023 với tổng chiều dài lên tới 1.406 km. Các dự án này bao gồm: 12 thành phần thuộc đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km; cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang 104 km; cao tốc Cao Lãnh - An Hữu 27 km cùng tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên 112 km.
Con số này cộng thêm 350 km cao tốc thuộc 8 dự án đang thi công (5 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 dài 229 km; dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ 23 km; dự án Bến Lức - Long Thành 58 km; dự án Tuyên Quang - Phú Thọ 40 km) nâng tổng chiều dài cao tốc đang được triển khai, thi công lên con số 1.756 km.
Khi kết hợp với 1.729km cao tốc đã đi vào khai thác, vận hành, mục tiêu cả nước có 3.000 km cao tốc vào năm 2025 là hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành.
“Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, chúng ta cần phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm trước” Thủ tướng phát biểu tại lễ khởi công ngày 18/6 vừa qua.
Thủ tướng phát biểu tại lễ khởi công 3 dự án ngày 18/6 vừa qua (ảnh: VGP)
Kế hoạch này hoàn toàn có cơ sở khi nhìn lại quá trình đầu tư hạ tầng giao thông của Việt Nam thời gian qua. Ước tính, tổng chiều dài cao tốc đưa vào vận hành trong 3 năm 2021 – 2023 (566km) tương đương với 50% tổng chiều dai cao tốc hoàn thành trong giai đoạn 2000 – 2021 (1.163 km).
Thời gian qua, Chính phủ đã trình Quốc hội phê chuẩn và chỉ đạo các bộ, ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông nối liền từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Cà Mau, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TPHCM; tiếp tục nghiên cứu triển khai các tuyến cao tốc trục ngang và các tuyến đường vành đai đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, bảo đảm tính đồng bộ kết nối thông suốt các vùng và cả nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của tất cả các khu vực, vùng miền và cả nước.
Cùng với các dự án đã được triển khai, từ nay đến năm 2023, sẽ có thêm 4 dự án cao tốc với tổng chiều dài hơn 284 km sẽ được khởi công, bao gồm: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu 65 km; cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh 93 km; cao tốc Dầu Giây - Tân Phú 60 km; cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 66 km.
Quốc lộ 20 qua huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), nơi có dự án cao tốc đi qua
Các dự án đang đang được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm: Hữu Nghị - Chi Lăng, Mộc Châu - Sơn La, TPHCM- Mộc Bài; TPHCM- Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa, Bảo Lộc - Liên Khương…
Thủ tướng cho biết trong nhiệm kỳ này, sẽ huy động khoảng 500.000 tỉ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông, gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn vốn đầu tư công trung hạn, nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các nguồn vốn hợp pháp khác.
-
Gần 9.000 tỉ đồng xây đoạn cuối cao tốc 200km nối Đồng Nai – Đà Lạt
Dự án Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú yêu cầu mức kinh phí 8.776 tỉ đồng thi công tuyến đường dài 60km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, tiếp nối tuyến Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương để hoàn thành tuyến cao tốc 208km từ Dầu Giây đi Đà Lạt (Lâm Đồng).
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.