Mong muốn giảm tải áp lực cho ngành bất động sản
Theo Financial Times, nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc đã phản bác suy nghĩ của ông Liu He, cho rằng việc giảm bớt áp lực lên lĩnh vực bất động sản vốn đã quá phát triển là điều không cần thiết.
Những bất đồng chính sách trong chính phủ Trung Quốc nêu bật những lựa chọn khó khăn mà nước này phải đối mặt khi vừa cố gắng duy trì đà tăng trưởng, vừa theo đuổi chiến lược zero-Covid cứng rắn cũng như giảm bớt quyền lực của các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ nhiều.
GDP Trung Quốc trong quý I/2022 đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng doanh số bán lẻ đã giảm 3,5% trong tháng 3, cho thấy các biện pháp kiểm soát chống Covid đang làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế vốn đã phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ bất động sản.
Ngày 26/4, truyền thông nhà nước đưa tin rằng ông Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng tốc đầu tư vào một loạt lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng không nêu rõ số tiền hoặc khung thời gian.
Liu He, người đứng đầu một ủy ban quyền lực điều phối chính sách giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng tư nhân, chứng khoán và các cơ quan quản lý khác của Trung Quốc, đã ủng hộ các động thái gần đây của chính quyền một số địa phương trong việc nới lỏng quy định với ngành bất động sản.
Những ý kiến trái chiều
Tuy nhiên, theo các quan chức và cố vấn chính sách, hai phó thủ tướng khác - Han Zheng và Hu Chunhua - đã đứng về phía Bộ Nhà ở khi muốn duy trì áp lực đối với các nhà phát triển bất động sản thông qua việc quản lý chặt chẽ cách họ sử dụng doanh thu của dự án.
Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính của Liu muốn nới lỏng quy định cho các nhà phát triển đang mắc nợ trong việc triển khai doanh thu từ những người đã đặt cọc mua nhà. Trong năm qua, chính quyền một số địa phương đã ràng buộc doanh thu bán hàng nên khoản doanh thu này chỉ được triển khai khi hoàn tất dự án.
“Việc các đơn vị cho vay, dù là ngân hàng hoặc nhà đầu tư trái phiếu, gia hạn thời gian cho các nhà phát triển để trả nợ là điều phổ biến. Nếu tiếp tục nới lỏng quy định của ngành có thể khiến nợ xấu tăng đột biến và toàn bộ nền tài chính đi xuống”, một cố vấn chính phủ phản đối ý kiến của ông Liu.
Một giám đốc điều hành của Sunac, một nhà phát triển lớn có trụ sở tại thành phố cảng Thiên Tân, cho biết các công ty bất động sản nên được phép sử dụng tiền thu được từ các dự án mới để trả nợ cho các dự án cũ nhằm tránh vỡ nợ.
Những người ủng hộ hai ông Han Zheng và Hu Chunhua lập luận rằng những lo ngại về tác động đối với lĩnh vực ngân hàng phần lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức. “Không phải ngân hàng nào cũng e ngại. Chúng tôi luôn có những ngân hàng lành mạnh cứu trợ những người gặp khó khăn”, một quan chức cho biết.
Trong khi Liu He từ lâu đã được coi là nhà quan chức kinh tế và tài chính quyền lực nhất của Trung Quốc, Han Zheng lại là người có cấp bậc cao nhất trong số ba phó thủ tướng. Ông Han ngồi trong cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, và được coi là ứng cử viên hàng đầu để thay thế ông Lý Khắc Cường trong nhiệm kỳ tới.
Ông Liu He cũng thúc giục chính quyền các địa phương ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa do dịch Covid-19, bảo vệ chuỗi cung ứng và giúp các công ty hoạt động trở lại.
Những bước đi thận trọng
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã có những phản ứng trái chiều trong thời gian qua về việc có nên tiếp tục nới lỏng các chính sách đối với lĩnh vực bất động sản hay không.
Sự thận trọng của họ một phần bắt nguồn từ lo ngại rằng các biện pháp kích thích mạnh hơn sẽ không quá hiệu quả, đặc biệt là ở các khu vực bị phong tỏa.
Ông Liu He và Yi Gang, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (POBC), cũng cảnh giác với việc cắt giảm lãi suất trên diện rộng. Họ lo ngại những điều này có thể làm suy giảm tiến độ ổn định tỷ lệ nợ trên GDP tổng thể của Trung Quốc trong 5 năm qua. Việc cắt giảm lãi suất có thể làm suy yếu đồng nhân dân tệ và gây bất ổn cho dòng vốn.
Một học giả có ảnh hưởng ở Bắc Kinh cho biết: “Chính sách kinh tế hiện tại có thể không đủ quyết liệt. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ bắt đầu tăng tỷ giá, đồng nhân dân tệ đã bắt đầu mất giá. Nếu chúng tôi cắt giảm lãi suất thì sự mất giá của đồng nhân dân tệ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát”.
Một nguồn tin trong ngành cho biết: “Cả ông Liu He và Yi Gang đều sợ bong bóng tái bùng phát. Họ muốn cung cấp thanh khoản cho những người cần nó, nhưng tôi nghĩ rằng họ có thể làm điều đó thông qua việc cắt giảm yêu cầu dự trữ của ngân hàng và các hướng dẫn cho vay có mục tiêu hơn là sử dụng các biện pháp nới lỏng rộng rãi".
-
Thị trường nhà ở tăng trưởng nóng của Trung Quốc chỉ còn là “dĩ vãng”
Niềm tin của nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc dường như đang được cải thiện, khi khối lượng và giá giao dịch trái phiếu bất động sản đang tăng trong những tuần gần đây, một phần được thúc đẩy bởi lời hứa của chính phủ.
-
Vụ hủy bỏ 9 lô trái phiếu đã phát hành của Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa qua là "chưa từng có tiền lệ" và việc xử lý hệ quả của sự việc này dường như đang khá lúng túng.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...