Trung Quốc đang xem xét một loạt biện pháp nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra. Ảnh: AFP
Theo JPMorgan Chase, bất kỳ bước đi nào của Trung Quốc cho phép các ngân hàng cung cấp các khoản vay không có bảo đảm cho các nhà phát triển đủ điều kiện “sẽ là một động thái rủi ro” đối với các bên cho vay.
Các nhà phân tích bao gồm Katherine Lei và Karl Chan cho biết trong một ghi chú rằng biện pháp như vậy “sẽ là tiêu cực đối với các ngân hàng vì nó sẽ làm tăng mối lo ngại về rủi ro dịch vụ quốc gia và rủi ro tín dụng trong trung hạn”. Hơn nữa, việc thực hiện “sẽ gặp nhiều thách thức vì các ngân hàng có thể lách hướng dẫn đó do lo ngại rủi ro tín dụng”.
Bloomberg News đưa tin hôm thứ Năm 23/11, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Trung Quốc đang xem xét cho phép các nhà cho vay phát hành các khoản vay không có tài sản thế chấp cho một số công ty xây dựng, điều này có khả năng giải phóng vốn để trả nợ.
Động thái chưa từng có này sẽ là một phần trong gói các biện pháp mới nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra ở Trung Quốc, vốn đã chứng kiến nhiều vụ vỡ nợ và làm dấy lên lo ngại về sự lây lan trên thị trường tài chính.
Các nhà chức trách cũng được cho là đang hoàn thiện danh sách dự thảo gồm 50 nhà phát triển đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, bao gồm Country Garden Holdings và Sino-Ocean Group.
Mặc dù những diễn biến này đã là yếu tố hỗ trợ ự phục hồi của cổ phiếu bất động sản cũng như thị trường chứng khoán Trung Quốc nói chung vào thứ Năm, nhưng chứng khoán lại giảm vào thứ Sáu 24/11.
Thước đo của Bloomberg Intelligence về cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã giảm hơn 2% vào thứ Sáu, trong khi chỉ số rộng hơn về chứng khoán Trung Quốc giao dịch tại Hồng Kông giảm tới 1,8%.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn chịu áp lực khi báo cáo mới nhất làm tăng thêm mối lo ngại của nhà đầu tư về khả năng sinh lời và chất lượng tài sản của họ.
Các ngân hàng Trung Quốc đang phải vật lộn với tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm và nợ xấu gia tăng kể từ khi các chính sách này được soạn thảo nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn và ngăn chặn rủi ro lan tỏa từ lĩnh vực bất động sản trì trệ.
JPMorgan gợi ý nên mua cổ phiếu bất động sản và bán cổ phiếu ngân hàng nếu thông báo về các khoản cho vay không có bảo đảm được đưa ra.
Các nhà phân tích cho biết, luồng tin tức tích cực liên tục có thể hỗ trợ cổ phiếu bất động sản trong ngắn hạn, đồng thời cảnh báo nó có thể không bền vững.
-
Trung Quốc nỗ lực giúp các “ông lớn” bất động sản thoát khỏi khủng hoảng
Việc Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ đối với một trong những nhà xây dựng hàng đầu đất nước đã tiếp thêm động lực cho lĩnh vực bất động sản, nhưng các nhà đầu tư muốn xem các biện pháp cụ thể hơn trước khi có những động thái mới.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.