CRCC là doanh nghiệp nhà nước trung ương thuộc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện; một trong những tập đoàn xây dựng tổng hợp mạnh và lớn nhất trên thế giới. Tập đoàn đã xây dựng 20.000 km đường sắt, cùng 8.000 km đường bộ cao tốc tại Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) - Ảnh: VGP
Tại cuộc tiếp, lãnh đạo tập đoàn bày tỏ quan tâm, mong muốn tham gia các dự án đường sắt, đường tàu đô thị, đường bộ cao tốc, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, cũng như các ngành nghề lĩnh vực chiến lược mới nổi, trên tinh thần cùng thắng, cùng nhau lớn mạnh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Đặc biệt, tập đoàn hết sức quan tâm và đang nghiên cứu kỹ, mong muốn tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đồng thời đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam.
Đối với mong muốn tham gia các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đường sắt, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Tổng Công ty Đường sắt để đề xuất cụ thể, trước mắt là tiếp tục nghiên cứu tham gia dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng nối với Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là tuyến đường sắt rất quan trọng, góp phần kết nối khuôn khổ "Vành đai, Con đường" và "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", góp phần làm cho Vân Nam có đường ra biển nhanh hơn, các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định tập trung làm tuyến đường này với mục tiêu khởi công trong năm 2025, trong đó 3 yếu tố rất quan trọng là coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ và triển khai các thủ tục theo quy định một cách nhanh nhất để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cùng với tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ đề nghị CRCC nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng quy mô lớn khác của Việt Nam như: tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn; tuyến đường sắt Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng; dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; các dự án đường bộ cao tốc kết nối các tỉnh biên giới Việt Nam với Trung Quốc
Thủ tướng cũng đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ hiện đại, năng lực quản trị và đào tạo nhân lực để góp phần nâng cao năng lực, phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Chủ tịch CRCC cảm ơn các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cho biết sẽ lĩnh hội và quán triệt các ý kiến này, báo cáo các cơ quan chức năng của Trung Quốc, phối hợp các cơ quan, doanh nghiệp liên quan để có thể tham gia triển khai các dự án theo quy định, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
-
Thông tin mới về dự án đường sắt kết nối Việt – Lào gần 27.500 tỉ đồng
Dự án PPP đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng có vai trò kết nối giao thông, thúc đẩy kinh tế của hai nước. Theo kế hoạch dự án này sẽ được đầu tư trước năm 2030.
-
Ai sẽ đảm nhận sản xuất thép đường ray cho siêu dự án 67 tỷ USD? Một doanh nghiệp vừa được Phó Thủ tướng “chọn mặt gửi vàng”
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình mong muốn Hòa Phát sẽ nghiên cứu sản xuất ray thép chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.
-
Thông tin mới về việc nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam xây nhà máy tại Phú Yên để làm đường ray cho tàu tốc độ 350km/h
Cơ cấu sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép mà Hòa Phát đang xúc tiến triển tại Phú Yên sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi đi vào hoạt động thương mại vào năm 2029....
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....