12/08/2022 8:15 AM
Trong tháng 9/2022, Bộ GTVT sẽ trình lên bộ Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng mức đầu tư gần 59 tỉ USD.

Hình minh họa.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng chiều dài 1.545km đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, đảm bảo khai thác tốc độ tối đa khoảng 320km/giờ. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.

Dự kiến tổng chi phí thực hiện toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD; chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, chi phí thiết bị 15 tỷ USD; chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 5,82 tỷ USD; chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.

Dự án được phân kỳ thành 2 giai đoạn nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải.

Cụ thể, giai đoạn 1 với tổng mức đâu tư dự kiến 24,72 tỉ USD sẽ thực hiện 665km đường sắt thuộc 2 đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP.HCM. Đồng thời xem xét hiệu quả tiến tới chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020 - 2026, thi công giai đoạn 2027 - 2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.

Giai đoạn 2 tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỉ USD hoàn thành 894km đường sắt còn lại bao gồm 2 đoạn Vinh - Đà Nẵng (dự kiến khai thác năm 2040) và đoạn Đà Nẵng - Nha Trang (dự kiến khai thác năm 2045 - 2050).

Theo kế hoạch, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, điểm đầu dự án tại ga Ngọc Hồi (TP.Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Trước đó vào tháng 11/2021,, Bộ GTVT đã công bố quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, quy hoạch đường sắt xác định, từ nay đến năm 2030 sẽ triển khai hai đoạn ưu tiên của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM.

Về kinh phí đầu tư, Bộ GTVT lên phương án tham mưu để bố trí cho ngành đường sắt 240.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2021 - 2030.

Số tiền còn lại sẽ bố trí sang các giai đoạn tiếp theo đến khi hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đồng thời đề xuất với Chính phủ cơ chế huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước như vốn ODA, vốn các nhà đầu tư, vốn xã hội để thực hiện quy hoạch.

Quá trình nghiên cứu tính khả thi của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thực hiện từ 2005. Năm 2009, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã được Hội đồng thẩm định nhà Nước thông qua, Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2010.

Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.