“Khả năng phục hồi bền vững là điều hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là ở các thị trường thích hợp với việc đi lại, có sự kiểm dịch không quá gay gắt và hạn chế test nhanh. Ngành giải trí phục hồi sẽ tạo đà trở lại cho các ngành nghề kinh doanh khác nhau, tạo nền tảng phục hồi bền vững cho ngành khách sạn”, Govinda Singh, người đứng đầu bộ phận Dịch vụ Định giá & Tư vấn của Colliers khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định.
Theo ông, ADR (Average Daily Rate – giá bán trung bình cho mỗi phòng khách sạn trong 1 ngày) dự kiến sẽ giảm, kéo theo đó là tỷ lệ lấp đầy cũng giảm, mặc dù ở một số thị trường trên thế giới, các chủ khách sạn hiện đã đạt được mức giá trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Những hạn chế về nguồn cung và lao động đã buộc các chủ khách sạn phải có những quyết định chắc chắn về mức giá, đưa ra chiến lược để chắc chắn rằng những ai muốn đi du lịch và trải nghiệm dịch vụ tốt sẽ sẵn sàng trả tiền.
Hoạt động kinh doanh của lĩnh vực này dự kiến sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm, đẩy tỷ giá tạm thời quay trở lại thời kỳ dịch bệnh chưa bùng phát. Bên cạnh đó, khi chủ đầu tư các khách sạn tìm kiếm cách tối ưu hóa hiệu suất và dịch vụ, các công ty quản lý tài sản có thể là một lựa chọn được nhiều người nghĩ tới.
Colliers khuyến nghị chủ đầu tư các khách sạn nên phát triển các mô hình kinh doanh mạnh mẽ và linh hoạt hơn, để phù hợp với chi phí cố định cũng như xác định mức độ mà họ đang tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài ra, họ cũng cần đánh giá lại giờ hoạt động của các cơ sở F&B hoặc liệu rằng diện tích mặt bằng không sử dụng có thể được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác để tạo thu nhập thay thế hay không. Điều này sẽ giúp họ đa dạng hóa dịch vụ của mình.
Việc áp dụng công nghệ vào vận hành và kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi vấn đề đảm bảo sức khỏe luôn được các du khách quan tâm hàng đầu. Các khách du lịch trong tương lai cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về không gian sống và ESG (môi trường – xã hội – quản trị). Tất cả những xu hướng này sẽ cần được xem xét trong tương lai gần. Cùng với đó, chủ đầu tư cũng cần tích cực đào tạo nhân lực để hoạt động trong lĩnh vực này.
Khi chính phủ các nước tìm cách phục hồi và mở rộng doanh thu từ ngành du lịch và giải trí, sự cạnh tranh có thể sẽ sớm xuất hiện trở lại.
Ví dụ, trước đây, không ai nghĩ rằng các khu phức hợp vui chơi giải trí sẽ trở thành chủ đề ở Trung Đông và Thái Lan. Ngay cả các nhà khai thác trò chơi ở nước ngoài của Philippines (POGO) cũng đang quay trở lại quốc gia này. Tuy nhiên, mảng kinh doanh này sẽ tiếp tục đối mặt với những vấn đề trong thời gian tới.
Trong khi đó, Nhật Bản đã tiếp tục trải qua sự chậm trễ trong việc thông qua dự luật về 6 khu nghỉ dưỡng tích hợp (IR) đã được soạn thảo trước đó. Colliers tin rằng có cơ hội cho ít nhất 2 IR ở Nhật Bản trong năm nay.
Tuy nhiên, triển vọng về tổng doanh thu từ các khu phức hợp vui chơi giải trí vào năm 2022 vẫn ở mức trung bình. Các chuyên gia Colliers tin rằng mức phục hồi của mảng kinh doanh này khá chậm, ít nhất phải tới năm 2025 mới có thể ngang bằng thời điểm chưa xảy ra đại dịch, với thị trường tiềm năng chính dự kiến là Campuchia.
Đọc thêm: Ngành khách sạn rục rịch “phá băng”
-
Ít nhất 10 công ty bất động sản lớn tại Trung Quốc đã trễ hạn công bố báo cáo tài chính năm 2021. Ngoài ra, 2 trong số 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới là EY và PwC đã hủy hợp đồng với một số nhà phát triển, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
-
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về việc thị trường tài chính toàn cầu sẽ bán tháo nhiều hơn khi các ngân hàng trung ương nỗ lực chống lại lạm phát gia tăng và giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế trong đại dịch. Cảnh báo của Quỹ được đưa ra vào thời điểm có nhiều bất ổn đối với một số ngân hàng trung ương chủ chốt.
-
Triển vọng phục hồi tại châu Á thu hút hàng loạt tập đoàn khách sạn quốc tế
Các chuỗi khách sạn toàn cầu từ Hilton - tập đoàn khách sạn lớn thứ hai thế giới - đến Shangri-La của tỷ phú Robert Kuok đang đẩy nhanh kế hoạch mở rộng khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặt cược vào sự phục hồi sau đại dịch khi các quốc gia trong khu vực dần mở cửa trở lại với du khách quốc tế.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...