Nhiều khoản nợ đến hạn trong bối cảnh cạn tiền
Các nhà phát triển lớn tại Trung Quốc chứng kiến doanh số bán nhà giảm 32% vào tháng trước so một năm trước đó, theo công ty nghiên cứu bất động sản China Real Estate Information Corp (CRIC). Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng tiền mặt của ngành bất động sản Trung Quốc, khi chính phủ tìm cách hạn chế sử dụng đòn bẩy trong lĩnh vực này và việc tái cấp vốn thông qua trái phiếu ngày càng khó khăn.
Công ty con Scenery Journey của Evergrande có 82,5 triệu USD trả cho các trái phiếu sẽ đến hạn vào thứ Bảy tuần này (06/11). Tuần trước, các trái chủ của Evergrande đã nhận được khoản thanh toán lãi quá hạn ngay trước khi hết thời gian ân hạn, giúp đại gia “chúa chổm” này có thêm thời gian để huy động tiền mặt từ việc bán tài sản.
Lợi tức trái phiếu đô la Mỹ đã tăng vọt vào tháng trước, khiến các nhà phát triển Trung Quốc đang ngập trong nợ nần không có khả năng thanh toán khoản nợ đáo hạn. Ít nhất bốn nhà phát triển đã vỡ nợ vào tháng trước, khi thị trường tín dụng của Trung Quốc trải qua đợt rung chuyển lớn nhất sau nhiều năm.
Nhà phát triển Yango Group đang tìm cách gia hạn ba trong số các khoản nợ bằng đô la Mỹ do "nguồn lực nội bộ hiện không đủ để trả nợ". Công ty xây dựng có trụ sở tại Thượng Hải này là công ty lớn thứ 18 tại Trung Quốc theo doanh số bán hàng. Yango xin gia hạn để cải thiện tính thanh khoản và tránh vỡ nợ.
Cổ phiếu của Yango đã giảm tới 8,4% hôm thứ Hai tại sàn giao dịch Thâm Quyến, chạm mức thấp nhất trong vòng bảy năm. Trái phiếu đô la có lợi suất cao của Trung Quốc đang giảm ngày thứ tám liên tiếp vào thứ Hai, sau khi giảm gần 9 cents vào tháng trước và khép lại hai tháng trượt giá tồi tệ nhất trong một thập kỷ.
Doanh số bán nhà mới của 100 nhà phát triển hàng đầu Trung Quốc đã giảm 32% vào tháng trước so với một năm trước đó, theo báo cáo của CRIC. Doanh số bán hàng này chỉ tăng 1,4% so với tháng trước đó.
CRIC cho biết triển vọng thị trường bất động sản có vẻ không lạc quan và doanh số có thể tiếp tục giảm từ giờ cho tới cuối năm. Một nhà phát triển khác làRedsun Properties Group đã mua lại một trái phiếu đô la đáo hạn vào thứ Bảy, theo hồ sơ trên sàn giao dịch chứng khoán. Tập đoàn này có khoản nợ 83 triệu USD còn tồn đọng và 1,9 tỷ USD trái phiếu đang lưu hành. Trái phiếu tiếp theo sẽ đáo hạn vào tháng 4 năm tới.
Ngành ngân hàng vẫn vững vàng nhưng rủi ro đang lớn hơn
Thị trường tài chính Trung Quốc hầu như không bị xáo trộn sau khi Bắc Kinh quyết định mở rộng thử nghiệm đánh thuế bất động sản bằng cách áp thuế đối với một số chủ nhà. Các nhà phân tích nhất trí rằng tác động tức thời của quy định này sẽ vượt ra ngoài phạm vi của thị trường bất động sản.
Quá trình thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài 5 năm trước triển khai trên toàn quốc. Theo ông Cheng Wee Tan, nhà phân tích cổ phiếu cấp cao tại Morningstar, mặc dù các loại thuế này đến "không đúng lúc" và có thể làm trầm trọng thêm tâm lý tiêu cực đối với cổ phiếu bất động sản, nhưng tác động của chúng không nhiều so với những sóng gió mà ngành này đang phải hứng chịu.
Các nhà phát triển của Trung Quốc đang ngập trong nợ nần và phải vật lộn để đáp ứng các quy định tài chính chặt chẽ hơn của Bắc Kinh. Hai phần ba trong số 30 công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc xét theo doanh số do CRIC xếp hạng đã vi phạm ít nhất một trong các “lằn ranh đỏ” mà chính phủ đưa ra vào năm ngoái.
Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đã xoay sở tốt để tiếp tục đà phục hồi trong quý ba khi nhu cầu tín dụng tăng và chất lượng tài sản được cải thiện. Ngân hàng Công thương Trung Quốc hôm thứ Sáu báo cáo thu nhập ròng tăng 11%. Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đều đạt mức tăng doanh thu từ 13% đến 16%.
Tuy nhiên, rủi ro đang xuất hiện khi thị trường bất động sản của quốc gia này rơi vào vòng xoáy hỗn loạn. Các ngân hàng Trung Quốc có hơn 51,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (8 nghìn tỷ USD) dư nợ trong lĩnh vực bất động sản vào tháng 9, tăng 7,6% so với một năm trước đó. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ này nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác và chiếm khoảng 27% tổng cho vay của toàn quốc.
Nhìn chung, khoảng 41% tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực bất động sản vào cuối năm ngoái. Theo Citigroup, bất kỳ sự trượt giá nào của ngành bất động sản cũng có thể tác động trực tiếp đến chất lượng tài sản do các lĩnh vực liên quan có tỷ lệ vỡ nợ cao hơn và giá trị tài sản thế chấp thấp hơn.
-
Một phần ba các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc có thể gặp căng thẳng về thanh khoản trong kịch bản xấu nhất khi tâm lý thị trường yếu hơn và chính phủ tiếp tục siết chặt quy định. Họ thậm chí có thể phải đối mặt với nguy cơ “vỡ nợ thực sự” khi khoản nợ 84 tỷ USD sẽ đến hạn vào cuối năm 2022, theo tổ chức xếp hạng S&P Global Ratings.
-
Tòa án Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande
Một tòa án ở Hồng Kông ngày thứ Hai 29/1 đã ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, một động thái có thể gây ra những làn sóng tác động đến thị trường tài chính đang xuống dốc của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chín...
-
Từ Country Garden tới China Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?
Việc hàng loạt công ty bất động sản, bao gồm cả những ông lớn như China Evergrande hay Country Garden, rơi vào cảnh nợ nần đang khiến ngành bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này, đối mặt nhiều khó khăn....
-
Các công ty bất động sản tư nhân của Trung Quốc đứng trên núi nợ 390 tỷ USD
Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển tư nhân Trung Quốc có tổng trị giá 390 tỷ USD, một mối đe dọa lớn đang rình rập nền kinh tế.