“Bạn bè đều đã có nhà, có xe hết rồi”
Đó là lý do chồng tôi đưa ra khi bàn với tôi chuyện mua nhà. Vợ chồng tôi là người Bến Tre lên TP.HCM làm việc đã được 10 năm. Tôi làm thu ngân trong một siêu thị với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Còn chồng tôi làm lái xe công nghệ lương cũng được hơn chục triệu.
Ba năm đầu chúng tôi không tiết kiệm nổi một đồng vì phải chi trả nhiều khoản như tiền phòng trọ, điện, nước, ăn uống và cả khoản tiền 2 triệu đồng cho ông bà hai bên.
Chỉ vì tính sĩ diện với bạn mà chồng tôi liều vay ngân hàng 1 tỉ - Ảnh minh họa.
Đến năm thứ ba, tôi chuyển đến làm một nơi khác với mức lương cao hơn. Chồng tôi cũng đổi công việc sang làm nhân viên khách sạn với mức lương cứng là 12 triệu đồng/tháng chưa tính tiền ‘tip’.
Nhờ vậy mà sau gần 7 năm, vợ chồng tôi tiết kiệm được 500 triệu đồng. Tôi dự định sẽ tiết kiệm thêm ít năm nữa để mua nhà, nhưng chồng tôi phản đối kiên quyết mua nhà trong năm nay.
Tôi hỏi anh định xoay sở tiền thế nào, anh tự tin nói sẽ vay ngân hàng 1 tỉ đồng, vay bạn bè 500 triệu đồng để mua một căn hộ rộng 60m2, hai phòng ngủ với giá gần 2 tỉ đồng tại quận 9 (cũ).
Tôi tiếp tục phân tích cho anh hiểu rằng mất gần 10 năm mới tiết kiệm được số tiền như vậy. Giờ mỗi tháng phải trả ngân hàng hơn chục triệu, còn phải trả cho bạn bè làm sao gồng gánh nổi. Anh im bặt. Tôi tưởng anh đã hiểu.
Hai tuần sau, tôi nhận được tin nhắn của chồng với nội dung: “Anh đã làm xong mọi thủ tục rồi. Cuối năm sẽ chuyển qua nhà mới. Anh đã quá chán nản khi vẫn ở phòng trọ cả chục năm qua trong khi bạn bè có nhà, có xe hết rồi”.
Tôi đọc xong mà choáng váng. Một chuyện hệ trọng như vậy anh không nỡ bàn bạc với tôi trước. Giờ sự đã rồi tôi cũng đành xuôi theo.
Vay 1 tỉ, trả một đời
Nhiều ngân hạn cho vay với thời hạn dài, tối đa lên đến 35 năm.
Suốt hai tháng từ khi chuyển qua nhà mới, vợ chồng tôi không nói với nhau câu nào. Chồng tôi cũng không hề nhắc đến chuyện tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng. Tôi định mặc kệ, nhưng như vậy sẽ khiến mọi chuyện trở nên tệ hơn, nên gọi chồng tôi ngồi nói chuyện rõ ràng.
Anh nói mua căn hộ này anh chỉ phải đóng trước 30% (khoảng 600 triệu đồng), 70% còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Chủ đầu tư cũng hỗ trợ trả lãi vay cho khoản này trong 2 năm đầu và dự kiến đến cuối năm nay khi giao nhà. Kể từ lúc này đến 6 tháng sau, chúng tôi mới bắt đầu trả nợ cho phía ngân hàng.
Theo như anh nói, ngân hàng này cho vay thời gian 35 năm. Với 1 tỉ đồng, chúng tôi chỉ phải trả chưa đến 10 triệu đồng/tháng. Dù số tiền này vẫn nằm trong phạm chi trả được, nhưng với tình hình lương hiện tại vợ chồng tôi phải cố gắng rất nhiều mới không bị áp lực tài chính.
Chục năm đã là quá sức rồi, huống hồ 35 năm, chẳng khác gì chúng tôi phải trả nợ cả một đời.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu các nhà băng tiếp tục “hạ nhiệt” lãi suất
-
Nợ người thân còn "đáng sợ" hơn vay nợ ngân hàng
Đó là chia sẻ của anh Mạnh Dũng (35 tuổi, Đồng Nai) sau quãng thời gian đầy áp lực khi vay người thân gần nửa tỷ đồng để mua nhà.
-
Vay nợ ngân hàng: Nông dân trên tài đại gia!
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở mức thấp "đáng mơ ước" đối với mọi ngân hàng.
-
IMF: Thuế quan của ông Trump sẽ đẩy lãi suất toàn cầu lên cao
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, vừa đưa ra cảnh báo rằng các mối đe dọa về thuế quan từ Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khiến chi phí vay dài hạn trên toàn cầu tăng cao....
-
Chuyên gia tài chính: “Nếu bạn đặt tiền đúng nơi, năm 2025 sẽ là một năm thuận lợi cho người tiết kiệm”
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra dự báo giảm tốc độ hạ lãi suất trong năm 2025...
-
Vì sao Trung Quốc tránh giảm nhanh lãi suất?
Trung Quốc tránh cắt giảm lãi suất quá nhanh, đồng thời hút về lượng tiền mặt lớn nhất kể từ năm 2014 thông qua một công cụ chính sách.