Theo quy hoạch, tuyến đường Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 207 km, đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án được chia thành nhiều đoạn, với quy mô quy hoạch hoàn chỉnh từ 6 đến 8 làn xe, mặt cắt ngang tối đa 74,5m. Ở giai đoạn 1, các địa phương thống nhất đầu tư nền đường rộng 17–24m, bố trí 4 làn xe lưu thông.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 của toàn tuyến là 122.774 tỷ đồng, trong đó khoảng 61% vốn sẽ được huy động theo phương thức hợp tác công – tư (PPP), phần còn lại là vốn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2025 đến 2030.
Hiện UBND TP.HCM đang được giao làm cơ quan chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi toàn dự án, phối hợp cùng các địa phương liên quan hoàn tất thủ tục, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trong năm 2024.
Tuyến Vành đai 4 sau khi hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp các trục phát triển công nghiệp – logistics lớn của miền Nam như Cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cảng Hiệp Phước (TP.HCM), sân bay Long Thành (Đồng Nai) và mạng lưới khu công nghiệp trải dài từ Bến Lức – Long Hậu (Long An) đến Bàu Bàng – Dĩ An (Bình Dương).
Hiện nay, dự án Vành đai 3 TP.HCM – một trong những trục giao thông liên vùng quan trọng nhất miền Nam – cũng đang được thi công khẩn trương. Toàn tuyến dài hơn 76km, đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, với tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng. Dự án được chia thành 8 gói thầu chính, hiện đang tập trung thi công đồng loạt nền đường, cầu cạn, nút giao và các đoạn tuyến kết nối trọng yếu.
Theo kế hoạch, Vành đai 3 sẽ hoàn thành và thông xe vào cuối năm 2025, giúp giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đồng thời tạo trục phát triển đô thị - công nghiệp liên vùng.
Dự án này cùng với Vành đai 4 được kỳ vọng sẽ tạo nên hệ thống hạ tầng giao thông khép kín, hiện đại, nâng cao năng lực kết nối vùng, giảm tải cho nội đô TP.HCM và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các tỉnh, thành phía Nam.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù để đầu tư đường Vành đai hơn 122.000 tỷ đồng
UBND TP.HCM cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An kiến nghị Quốc hội xem xét và chấp thuận các cơ chế đặc thù, chính sách đặc thù áp dụng cho toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM.
-
Trình Chính phủ dự án đường Vành đai hơn 122.000 tỷ đồng, quy mô “khủng” nhất khu vực phía Nam
Dự án đường Vành đai 4 có chiều dài gần 160km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 dự kiến hơn 122.000 tỷ đồng vừa được UBND TP.HCM gửi tờ trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phương án đầu tư.
-
Sắp hoàn thiện báo cáo khả thi tuyến đường Vành đai lớn nhất phía Nam
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM có chiều dài hơn 200km, tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 136.000 tỉ đồng đang được TP.HCM và các địa phương gấp rút hoàn thiện báo cáo khả thi để trình cơ quan thẩm quyền.








-
Siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ có 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu
Theo đề án, sau sắp xếp, TP.HCM mới sẽ là siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 6.772,65 km2, quy mô dân số trên 13,7 triệu người; có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu....
-
Huyện Hóc Môn muốn đấu giá sớm khu đất 290 ha để phát triển đô thị theo mô hình TOD
Huyện Hóc Môn muốn giải toả mặt bằng, đấu giá sớm khu đất 290 ha ở xã Tân Hiệp để phát triển đô thị theo mô hình TOD.
-
Vingroup tiến thêm bước lớn tại dự án đường sắt đô thị tỷ USD ở TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, UBND quận 7, huyện Nhà Bè và Tập đoàn Vingroup về việc nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ.