Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM, theo Báo Giao thông.
Theo nội dung tờ trình, tổng chiều dài dự án Vành đai 4 TP.HCM trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dài 159,31km. Trong đó, dự án qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,23km, qua Đồng Nai 46,08km, TP.HCM dài khoảng 16,7km, qua Long An dài 78,3km (bao gồm đoạn qua Long An dài 74,5km, đoạn qua địa phận TP.HCM dài 3,8km)
Riêng đoạn đi qua tỉnh Bình Dương (khoảng 47,95km) sẽ triển khai đầu tư độc lập theo chủ trương đầu tư dự án đã được HĐND tỉnh thông qua. UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản cam kết trong giai đoạn 1 dự án sẽ điều chỉnh để đảm bảo tiêu chuẩn đường cao tốc theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
Trong giai đoạn 1, các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn. Tuyến chính cao tốc sẽ đầu tư 4 làn và 2 làn khẩn cấp, đồng thời các địa phương làm đường gom, đường song hành hai bên.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 sơ bộ khoảng 122.774,28 tỷ đồng, thực hiện theo hợp đồng BOT. Trong đó, vốn huy động từ nhà đầu tư và vốn vay khoảng 53.109 tỷ đồng (bao gồm lãi vay), còn lại là vốn ngân sách.
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM tạo ra trục giao thông chiến lược kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ và Tây Nguyên góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyến đường hình thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng nguồn lực đất đai, góp phần hình thành tuyến Vành đai công nghiệp, đô thị, logistics...
Bên cạnh đó, dự án Vành đai 4 TP.HCM cũng sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa từ các khu công nghiệp, khu đô thị đến các cảng biển, cảng hàng không quốc tế Long Thành và ngược lại.
Các phương tiện đi liên tỉnh sẽ được phân luồng từ xa, không phải đi qua khu vực tập trung đông dân cư, giảm đáng kể thời gian hành trình, chi phí vận tải, hạn chế ách tắc, giảm ô nhiễm môi trường khu vực đô thị.
Cụ thể, các xe hướng Tây Bắc - Đông Nam và ngược lại có thể kết nối thuận lợi hỗ trợ các luồng giao thông bên ngoài phạm vi đường Vành đai 3 TP.HCM. Các xe từ quốc lộ 13, quốc lộ 22 có thể tiếp cận khu vực cảng phía Long An, cảng Hiệp Phước (TP.HCM) một cách thuận lợi.
Ngoài hướng Vành đai 3 - cao tốc TP.HCM - Long Thành, tuyến đường cũng sẽ mở thêm một hướng kết nối giữa Bình Dương với sân bay Long Thành.
Đồng thời những dự án hạ tầng lớn như Vành đai 4 cũng sẽ mở ra các không gian mới để hình thành nên các khu đô thị, khu công nghiệp vệ tinh.
Các địa phương sẽ lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2025 và triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư từ 2025-2026 sau khi chủ trương đầu tư dự án được thông qua. Các dự án thành phần qua các địa phương sẽ khởi công xây dựng từ quý 3/2026 và hoàn thành năm 2028.
-
Nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP.HCM theo hình thức PPP
TP.HCM có trách nhiệm khẩn trương phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM theo hình thức đối tác công tư (PPP), trình hồ sơ cho Hội đồng Thẩm định nhà nước trong tháng 11/2024.








-
TPHCM: Cứu 2 người bị thương trong đám cháy ở chung cư
Nhận tin báo cháy ở chung cư Viễn Đông tại phường 5 (quận 5, TPHCM), lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH), Công an TPHCM nhanh chóng có mặt tiếp cận chữa cháy, đưa 2 người bị thương ra ngoài và chuyển đến bệnh viện cấ...
-
Gần 80% nhà đất TP.HCM được gỡ vướng mắc cấp sổ hồng
TP.HCM đã tháo gỡ hơn 78% hồ sơ vướng mắc cấp sổ hồng cho nhà ở thương mại, nhưng vẫn còn hàng nghìn nhà ở thương mại "mắc kẹt" do xung đột về thời điểm định giá đất.
-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...