Ngày 18/11, TP.HCM đã tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.
DDCI (District and Department Competitiveness Index - Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp Sở, ban ngành và địa phương) là công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các quận, huyện và các sở, ngành tại TP.HCM.
Công cụ này được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của thành phố.
TP.HCM triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024
Theo UBND TP.HCM, Bộ Chỉ số DDCI năm 2024 của thành phố được xây dựng dựa trên nguyên tắc khách quan, khoa học, đảm bảo tính kế thừa từ DDCI năm 2023, đồng thời điều chỉnh để khắc phục các hạn chế. Bộ chỉ số được thiết kế lấy doanh nghiệp làm trung tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào tất cả các khâu từ thực hiện khảo sát đến công bố kết quả đánh giá và theo dõi sau đó.
Bộ Chỉ số DDCI năm 2024 hầu như không có thay đổi lớn, tuy nhiên, một số điều chỉnh đáng chú ý đã được thực hiện nhằm phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại các đơn vị.
Cụ thể, năm nay sẽ bổ sung Văn phòng UBND Thành phố, Sở Nội vụ và Cục Quản lý thị trường vào danh sách các đơn vị được khảo sát và đánh giá.
Các điểm mới trong Bộ Chỉ số DDCI 2024 bao gồm tinh giản một số chỉ tiêu không còn phù hợp và bổ sung thêm các chỉ tiêu mới để nâng cao khả năng đánh giá toàn diện.
Đối với khối địa phương, Bộ Chỉ số DDCI năm 2024 vẫn giữ nguyên 10 chỉ số thành phần, gồm 58 chỉ tiêu chung cho 22 địa phương và 52 câu hỏi trong phiếu khảo sát, đồng thời giảm 1 chỉ tiêu chung không còn phù hợp.
Đối với khối sở, ban, ngành, DDCI bao gồm 9 chỉ số thành phần với 38 chỉ tiêu chung cho 28 đơn vị, cùng với 63 chỉ tiêu đặc thù cho từng đơn vị; giảm 1 chỉ tiêu chung và 1 chỉ tiêu đặc thù, đồng thời tăng thêm 3 chỉ tiêu đặc thù mới.
Một nét mới đáng chú ý là việc áp dụng các tiêu chí đặc thù cho 3 đơn vị bổ sung, nhằm đảm bảo sự phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị này.
Quá trình khảo sát sẽ kết hợp giữa phương thức trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư chiến lược, nhằm đảm bảo tỷ lệ phản hồi hợp lệ đạt ít nhất 30% ở cả hai khối sở, ban, ngành và địa phương.
Kết quả khảo sát sẽ được phân tích và báo cáo chi tiết, bao gồm cả các đánh giá chuyên sâu và khuyến nghị phát triển cho các nhóm địa phương, sở, ban, ngành có xếp hạng cao và thấp.
Theo dự kiến, kết quả khảo sát DDCI năm 2024 sẽ được công bố vào ngày 15/12/2024.
-
TP.HCM vừa công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí phát triển theo mô hình TOD - quy hoạch đô thị quanh metro và vành đai với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và phát triển giao thông công cộng. Đây là bước đi đón đầu xu thế của các đô thị hiện đại trên thế giới mà còn hứa hẹn thay đổi diện mạo thị trường bất động sản.
-
TP.HCM, Hà Nội và 10 tỉnh sắp xếp đơn vị hành chính, giảm 1 huyện, 161 xã
Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành đã "chốt" phương án sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.