Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố.
Cụ thể gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 06 xếp đơn vị hành chính cấp huyện và 361 xếp đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 05 xếp đơn vị hành chính cấp huyện và 200 xếp đơn vị hành chính cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã.
Về số lượng xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù và chưa thực hiện sắp xếp do có các lý do khác có 05 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị) đề nghị không thực hiện sắp xếp 08 đơn vị hành chính cấp huyện.
Đồng thời, có 10 tỉnh, thành phố (Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc) đề nghị không thực hiện sắp xếp 258 đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.
Cụ thể, An Giang sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 1 phường mới, sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp xã. Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 2 đơn vị hành chính cấp xã mới, sau sắp xếp giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã.
Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng 1 huyện (thị xã Kim Bảng) và sắp xếp 29 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 18 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp, giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã.
Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới, sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Hà Tĩnh sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện và 16 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 7 đơn vị hành chính cấp xã.
TP.HCM sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới, sau sắp xếp giảm 39 phường.
Phú Thọ sắp xếp 31 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới, sau sắp xếp giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã.
Quảng Ngãi sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, sau sắp xếp giảm 3 đơn vị hành chính cấp xã. Quảng Trị sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 7 đơn vị hành chính cấp xã mới, sau sắp xếp giảm 6 đơn vị hành chính cấp xã.
Sơn La thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 26 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã.
Trà Vinh sắp xếp 3 phường để hình thành 1 phường mới, sau sắp xếp giảm 2 phường.
Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 13 đơn vị hành chính cấp xã mới, sau sắp xếp giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã.
Thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ Ủy ban cơ bản tán thành với các đề án sáp nhập cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, TP như Chính phủ trình.
Sau sáp nhập, 12 tỉnh, TP dự kiến giảm được 1/6 đơn vị cấp huyện và 161/361 đơn vị cấp xã.
Trong đó, giảm nhiều nhất là Hà Nội (53/109 đơn vị), TP.HCM (39/80 đơn vị), Phú Thọ (18/31 đơn vị) và Vĩnh Phúc (15/28 đơn vị).
Tại phiên họp, với 100% thành viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua phương án sáp nhập cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố.
Thời điểm có hiệu lực thi hành của các nghị quyết là từ ngày 1/1/2025, riêng đối với nghị quyết của tỉnh Sơn La là từ ngày 1/2/2025.
-
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD đến Cần Thơ
Sáng ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Lo vẫn sốt giá khi mở rộng xây nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn việc Chính phủ đề xuất thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà ở thương mại trên cả nước có thể dẫn đến đầu cơ và tạo cơn sóng sốt đất trong khi giá đất đang tăng phi mã không giải thích được....
-
Quốc hội chốt thu ngân sách nhà nước năm 2025 gần 2 triệu tỷ đồng
Sáng 13/11, với gần 90% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2025.