Hình phối cảnh dự án Bến xe miền Đông mới.
Theo đó, đơn vị chủ đầu tư dự án Bến xe miền Đông mới là Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai giai đoạn 1 của dự án - xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ga bến xe, đảm bảo hoàn thành trong năm 2018 để sớm di dời Bến xe miền Đông hiện hữu và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng của thành phố. Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án sẽ được tiếp tục thực hiện sau khi hoàn thành giai đoạn 1.
Được biết, theo quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt, dự án Bến xe miền Đông mới có diện tích hơn 16 ha, nằm ở phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Phía Đông Bắc Bến xe miền Đông mới giáp khu dân cư hiện hữu, phía Tây Nam giáp đường số 13, phía Đông Nam giáp khu dân cư xây dựng mới và phía Tây Bắc giáp xa lộ Hà Nội.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Dự án có tổng vốn đầu tư xây dựng là 4.000 tỷ đồng.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...