Hình minh họa.
Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương mới đây đã được thông qua chủ trương điều chỉnh mức đầu tư lên 2.280 tỷ đồng.
Trước đó, dự án này được HĐND tỉnh TT-Huế phê duyệt có tổng mức đầu tư là 2.050 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 1.500 tỷ đồng). Trong đó ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 800 tỷ đồng, phần còn lại ngân sách tỉnh.
Như vậy, so với mức vốn ban đầu, dự án được phê duyệt thêm 230 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung sẽ được sử dụng để cân đối chi phí phát sinh do giá nguyên vật liệu tăng cao, quy mô dự án đầu tư không thay đổi.
Cụ thể, giá thép hiện nay gia tăng đột biến, cao hơn nhiều so với thời điểm lập báo cáo chủ trương đầu tư (giá thép tại tháng 11/2020 là 13.000 đồng/kg và nay là 22.000 đồng/kg, tăng 69%); trong khi, phần cầu vòm nhịp chính chủ yếu kết cấu bằng thép. Các loại vật liệu xây dựng khác cũng tăng, dẫn đến tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 tăng từ 1.500 tỷ đồng thành 1.855 tỷ đồng.
Hiện nay, chủ đầu tư đã hoàn chỉnh các thủ tục về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Dự án cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng gồm 2 hạng mục chính gồm: cầu vượt sông Hương với chiều dài khoảng 380m, chiều rộng 43m; đường Nguyễn Hoàng, có chiều dài tuyến khoảng 1,08km, loại đường liên khu vực với vận tốc thiết kế 60km/h. Dự án dự kiến sẽ khởi công vào tháng 9/2022.
Dự án này nằm trong hệ thống đường Vành đai 3. Khi hoàn thành sẽ kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông tỉnh, như đường Tự Đức-Quốc lộ 1A; đường Thủy Dương-Thuận An, Quốc lộ 49A và thuận tiện với các tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn, La Sơn-Túy Loa, kết nối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Dự án Cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông trong nội đô TP. Huế trong thời gian 5 năm sắp tới; Chuẩn bị tiền đề cho việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Vành Đai 3 theo quy hoạch đã duyệt; Góp phần thúc đẩy phát triển, kết nối nhanh hơn đến các đô thị vệ tinh lân cận TP. Huế theo đề án mở rộng TP. Huế đã duyệt; khai thác, phát triển quỹ đất lân cận dự án.
Sở Giao thông Vận tải TT - Huế nhận định đây là công trình mang tính biểu trưng của thành phố, ngoài yếu tố kinh tế còn có yếu tố thẩm mỹ, nên cần tính toán cụ thể hơn về các phương án kiến trúc. Ngoài ra, quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đến nhiều hộ dân. Việc xem xét đến giải pháp hỗ trợ cho người dân cần được lưu tâm, đặc biệt là những hộ nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng nhưng bị ảnh hưởng.
-
Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư 4 dự án Khu đô thị Chân Mây quy mô hơn 53.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 1586 /QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.







-
Động thái mới từ TP Huế: Đấu giá 2 mỏ khoáng sản lớn phục vụ loạt dự án xây dựng
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, san lấp trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế vừa có quyết định ban hành hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố đợt 1 năm 2025....
-
TP Huế vào cuộc thanh tra “điểm nóng” khai thác mỏ vật liệu xây dựng
Hoạt động thanh tra sẽ tập trung vào các nội dung chính, gồm: việc ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý hoạt động khoáng sản vật liệu xây dựng.
-
4.200 tỷ đồng được rót vào 2 dự án nhà máy chế biến sản phẩm từ cát tại Khu công nghiệp Phong Điền, Huế
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao Creanza và nhà máy sản xuất kính hoa siêu trắng Đạt Phương vừa được khởi công ngày 25/3 tại Khu công nghiệp Phong Điền, TP Huế có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng....