Lệnh do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đưa ra, cho biết biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus và tránh trường hợp những người thuê nhà phải chuyển đến sống tại những nơi trú ẩn hoặc trong điều kiện chật chội, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Lệnh mới này có tác động lên nhiều người hơn so với lệnh cấm trục xuất theo Đạo luật CARES đã hết hạn vào tháng Bảy vừa qua – vốn chỉ hỗ trợ 12,3 triệu người thuê nhà ở các khu chung cư hoặc dự án nhà ở dành cho gia đình được hỗ trợ tài chính bởi các khoản thế chấp do liên bang hậu thuẫn.
Để áp dụng lệnh tạm hoãn trục xuất mới, người thuê nhà sẽ phải chứng minh rằng thu nhập hộ gia đình bị giảm đáng kể do dịch bệnh, không có khả năng trả toàn bộ tiền thuê nhà, và sẽ nỗ lực hết sức để trả một phần tiền thuê nhà. Người thuê nhà cũng phải chứng minh rằng việc trục xuất có thể khiến họ rơi vào tình trạng vô gia cư hoặc buộc phải chuyển đến sống chung với những người khác.
Tuy vậy, lệnh này không làm giảm nghĩa vụ trả tiền thuê nhà của người thuê. Nó chỉ áp dụng cho những người có mức thu nhập không quá 99.000 USD trong năm nay hoặc những người đáp ứng các giới hạn thu nhập khác. Ước tính khoảng 43 triệu người sẽ được hưởng lợi từ lệnh mới này.
Trước đó, các nhóm hoạt động xã hội cho biết hàng triệu người có thể phải đối mặt với việc bị trục xuất trong những tháng tới nếu không có sự can thiệp của chính phủ khi các quy định theo Đạo luật CARES kết thúc vào tháng Ba.
Liên minh Nhà ở Thu nhập thấp Quốc gia, một nhóm vận động chính sách tập trung vào nhà ở giá cả phải chăng, hoan nghênh lệnh này nhưng cho biết cần có thêm hành động để hỗ trợ tài chính cho những người thuê nhà đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, hiệp hội Quốc gia về Nhà ở chung dành cho nhiều gia đình, đại diện cho các chủ nhà, lại phản đối lệnh cấm này.
Douglas M. Bibby, Chủ tịch hiệp hội cho biết: “Lệnh cấm trục xuất chẳng những không giải quyết được nhu cầu tài chính thực sự của người thuê nhà, nó còn gây ra áp lực tài chính đối với chủ sở hữu bất động sản cho thuê”.
Do dịch bệnh kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang tăng lên ở mức kỷ lục kể từ sau cuộc Đại suy thoái, khiến nhiều người lâm vào tình trạng không đủ khả năng thanh toán tiền thuê nhà, nhất là cộng đồng da màu. Theo dữ liệu Điều tra dân số Mỹ của Viện Aspen, tính đến tháng Bảy, có tới 26% người thuê nhà da màu và 25% người thuê nhà gốc Mỹ La tinh không thể trả tiền thuê nhà. Con số này của nhóm người thuê nhà da trắng là 13%.
-
Thung lũng Silicon xóa sổ ngành môi giới bất động sản truyền thống?
CafeLand - Thung lũng Silicon đang hướng sự quan tâm sang lĩnh vực bất động sản. Trong vòng 1 thập kỷ vừa qua, các công ty tại đây đã đổ khoảng 30 tỷ USD vào PropTech, một nền tảng khởi nghiệp là sự kết hợp giữa bất động sản và công nghệ.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....