Chủ nhà trọ cũng được vay gói ưu đãi 30.000 tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cam kết, những chủ nhà trọ cung cấp dịch vụ đạt chuẩn sẽ được vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
“Nhà nước sẽ hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi 5%/năm; đồng thời giảm thuế thu nhập nếu người dân đảm bảo các điều kiện về pháp lý, quy hoạch, chất lượng, an toàn, tạo được không gian hòa thuận, có nền nếp, có văn hóa trong khu trọ của mình. Không chỉ có Nhà nước làm nhà ở xã hội mà doanh nghiệp và người dân cũng làm nhà xã hội…” - Bộ trưởng nói.
Vốn pháp định 50 tỷ kinh doanh bất động sản liệu có khả thi?
Theo dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản sắp trình quốc hội, điều kiện để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 50 tỷ trở lên. Vấn đề này khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản băn khoăn về tính hợp lý và khả thi của nó.
Theo ông Trân không nên “đóng khung” quy định 50 tỷ đồng một cách cứng nhắc. Nên quy định một tỷ lệ nào đó vì dự án nhỏ thì chỉ cần một số vốn nhỏ. Đối với các công ty môi giới thì chỉ cần quy định một vài tỷ đồng vì môi giới chỉ hưởng hoa hồng từ 2-3% từ chủ đầu tư. Nếu quy định vốn pháp định ở ngành nghề này cao quá sẽ không công ty nào chịu làm thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư cũng như khách hàng.
Dòng tiền Trung Quốc “lùng sục” thâu tóm bất động sản Việt
Dự cảm của các chuyên gia bất động sản những ngày đầu năm 2014 dường như dần trở thành hiện thực khi dòng tiền từ Trung Quốc đang ồ ạt đổ vào các dự án bất động sản Việt Nam.
Những báo cáo của các tổ chức tư vấn quốc tế về bất động sản đều cho thấy, trong hai năm qua, đã có nhiều người mua từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Macau chú ý tới thị trường biệt thự nghỉ dưỡng của Việt Nam.
Tính phí dịch vụ chung cư, sẽ hồi tố để dân đỡ thiệt
Thông tư 03 có hiệu lực từ ngày 8/4/2014 quy định diện tích căn hộ chung cư chỉ có một cách tính thông thủy, thay vì cả phương án tim tường. Đồng thời, băn khoăn của người dân về khả năng trong cùng một khu chung cư sẽ tồn tại hai cách tính phí dịch vụ khác nhau cũng đã được cơ quan quản lý giải tỏa.
Dừng cấp phép dự án mới: Người hoài nghi, kẻ thắc mắc
Mặc dù phía Bộ xây dựng đã đưa ra nhiều lí do để lập luận cho quyết định dừng cấp giấy phép dự án mới là cần thiết, phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này và nó chưa thực sự thuyết phục được dư luận.
Dù đã đưa ra nhiều dẫn chứng để giải thích và chứng minh và nói "hết cái hết nước" nhưng dường như phản biện là điều không bao giờ có giới hạn và chấm dứt khi tiếp tục có ý kiến hỏi vặn lại. Nếu chỉ dừng cấp phép dự án mới trong một năm 2014 thôi thì liệu có "làm nên cơm cháo" gì không với lượng tồn kho còn chất cao hơn núi?.
Doanh nghiệp bất động sản “cắn răng” chuyển nhượng dự án
Dù chịu lỗ, thậm chí là lỗ nặng nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng phải cắn răng chuyển nhượng các dự án bất động sản với giá rẻ để sớm cắt lỗ, giảm chi phí hoạt động.
Có rất nhiều lý do được các doanh nghiệp đưa ra. Có những doanh nghiệp vì trót đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn, có doanh nghiệp bị vướng mắc ở khâu giải tỏa, đền bù... Nhưng có một điểm khá trùng hợp là phần lớn các doanh nghiệp đều chịu áp lực không nhỏ từ lãi suất vay ngân hàng.
Đất xen kẹt, quảng cáo gà, hóa ra… bán vịt
Đất xen kẹt vốn được mặc định là các thửa đất thiếu giấy tờ pháp lý, đất công bị lấn chiếm hoặc đất nông nghiệp… nằm xen giữa các khu dân cư trong nội đô với đặc trưng là giá thấp, mua bán chủ yếu theo dạng trao tay.
Tuy nhiên, trong nghề mua đi, bán lại bất hợp pháp này cũng xuất hiện không ít câu chuyện dở khóc, dở cười. Vì ham lợi nhuận, không ít nhà đầu tư mua phải đất xen kẹt được quảng cáo gà, nhưng hóa ra mua phải vịt.