Bất chấp nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt các giới hạn vay nợ và phục hồi lĩnh vực bất động sản, tổng doanh số bán nhà tại Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm 46,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2006, tệ hơn nhiều so với mức giảm 26% trong tháng 3, theo tính toán dựa trên dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) vừa được công bố
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng doanh số bán nhà tại Trung Quốc đã giảm 29,5% so với cùng kỳ năm trước.
Việc cắt giảm thêm lãi suất cho vay thế chấp đối với một số nhóm người mua nhà thực tế không đủ thuyết phục các nhà đầu tư. Theo các nhà phân tích, điều này có thể khiến thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục phục hồi một cách chậm chạp.
Bất động sản, một trong những lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, đã lao dốc nghiêm trọng kể từ năm 2021, sau khi chính quyền nước này thắt chặt các chính sách cho vay đối với những công ty phát triển bất động sản. Điều này khiến nhiều người mua lo lắng các dự án sẽ không được hoàn thành để bàn giao đúng hạn.
Nhu cầu của người mua sụt giảm
Hơn 80 thành phố ở Trung Quốc đã thực hiện các bước đi khác nhau nhằm thúc đẩy nhu cầu của người mua nhà kể từ đầu năm, bao gồm đưa ra các gói hỗ trợ, giảm tỷ lệ vay thế chấp và chấp nhận mức đặt cọc nhỏ hơn.
Tuy nhiên, triển vọng với ngành bất động sản vẫn tương đối u ám trong bối cảnh nhiều thành phố lớn như Thượng Hải phải trải qua những đợt phong tỏa kéo dài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Chuyên gia Ting Lu, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc của Nomura cho biết: “Nếu các thành phố vẫn phong tỏa, việc giảm tỷ lệ vay thế chấp thực tế chẳng giúp ích gì nhiều cho việc thúc đẩy nhu cầu của người mua. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 nghiêm ngặt dường như vẫn được áp dụng trong thời gian tới”.
Ông nói thêm rằng sự không chắc chắn, thiếu tự tin, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tăng trưởng thu nhập giảm đều đã góp phần khiến doanh số bán nhà mới tại Trung Quốc sụt giảm trong tháng qua.
Phát hành trái phiếu, giải pháp của các tập đoàn bất động sản Trung Quốc
Các quan chức Trung Quốc đã yêu cầu ba nhà phát triển bất động sản tư nhân lớn phát hành thêm trái phiếu trong tuần này để giúp thúc đẩy tâm lý thị trường, theo một số nguồn tin thân cận.
Các nguồn tin cho biết, những nhà chức trách đã thông báo cho Country Garden, Longfor Group và Midea Real Estate về kế hoạch này vào cuối tuần trước.
Nhà cung cấp báo cáo tài chính REDD lần đầu tiên đưa tin về kế hoạch này vào ngày 16/5. Báo cáo cũng cho biết nhiều ngân hàng Trung Quốc đã được các cơ quan quản lý yêu cầu mua những trái phiếu đó.
Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi một loạt vụ vỡ nợ và đề nghị gia hạn thời gian thanh toán. Nhiều chủ đầu tư cho biết họ đã không nhận được các khoản tín dụng mới từ các ngân hàng, mặc dù các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhiều lần đảm bảo rằng họ sẽ giúp lĩnh vực này tránh vỡ nợ và sẽ yêu cầu các ngân hàng gia hạn cho vay.
Các cơ quan quản lý tài chính bao gồm Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) và Sở giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến đã ban hành các tuyên bố riêng biệt vào đầu tháng này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ nhu cầu tái cấp vốn thông thường trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ nhằm nhanh chóng ổn định thị trường bất động sản tại cuộc họp cuối tháng 4 của Bộ Chính trị.
Các nguồn tin cho biết vào tháng trước rằng những nhà quản lý đã yêu cầu các nhà phát triển xin hạn ngạch để phát hành trái phiếu, mặc dù một số nhà phát triển tỏ ra không tự tin về nhu cầu đối với trái phiếu khi phát hành ra thị trường.
“Chúng tôi vẫn còn một số hạn ngạch, nhưng không có ngân hàng nào mua trái phiếu bất động sản lúc này, trừ khi họ được chính quyền yêu cầu”, một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang niêm yết tại Hong Kong chia sẻ.
-
Lotte rút khỏi Trung Quốc, tập trung vào Việt Nam, Indonesia, Malaysia…
Theo tin từ Koreatimes, Lotte, nhà bán lẻ lớn nhất của Hàn Quốc, đã quyết định rút hoàn toàn khỏi Trung Quốc, do nước này tiếp tục trả đũa các công ty Hàn Quốc sau quyết định của Seoul về chấp thuận cho Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc vào năm 2016, cũng như tiêu dùng chậm lại trong bối cảnh COVID-19 kéo dài. Thay vào đó, Lotte có kế hoạch tập trung vào Indonesia, Việt Nam, Malaysia và các thị trường Đông Nam Á khác.
-
Tỷ lệ lạm phát trên toàn cầu gia tăng khiến các nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn trong suốt năm qua. Điều này đã giúp các công ty bất động sản được hưởng lợi.
-
Khu vực nào có tổng giá trị giao dịch bất động sản cao nhất toàn cầu quý I/2022?
Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại toàn cầu quý I tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...