Trong bối cảnh tồn kho tăng cao cùng với thị trường khu vực ảm đạm, các nhà sản xuất phôi thép và thép cuộn tại ASEAN đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

Các nhà máy sản xuất thép ở Đông Nam Á đã và đang xem EU là thị trường hấp dẫn cho việc tiêu thụ thép, sản phẩm bị cho là đang sản xuất dư thừa tại các nước này. Đây cũng là hướng giải quyết về tiêu thụ thép cho các doanh nghiệp này khi họ đang gặp khó tại thị trường Trung Quốc.

Gặp khó tại thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất thép tại ASEAN tìm đường vào EU

Trong 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường EU đạt 1,1 triệu tấn, tăng 18,1%. Có thể nói, việc EVFTA đi vào thực thi từ tháng 8/2020 đã mở ra một con đường cao tốc cho thép Việt tiến sâu vào 27 thị trường thành viên EU.

Tại thời điểm tháng 6/2020, xuất khẩu thép sang thị trường EU chỉ chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép, con số này sau 2 năm đã tăng lên 20,51%, tương ứng với tăng hơn 6 lần.

Tương tự, các đơn đặt hàng xuất khẩu thép gần đây của một nhà máy Indonesia đang tập chuyển hướng sang thị trường EU trong thời gian gần đây. Các nhà máy thép tại Malaysia cũng đã bắt đầu xuất khẩu thép cuộn sang châu Âu.

Trước đó, vốn dĩ các nhà máy chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc để bù đắp nhu cầu yếu trong khu vực. Nhưng đây không còn là một lựa chọn, khi Trung Quốc đang thực hiện chính sách Zero Covid cùng với nhu cầu tiêu thụ thép tại nước này suy yếu đáng kể

Theo các nguồn tin thương mại trong khu vực, giá bán phôi thép của các nhà máy thép ASEAN cho lô hàng tháng 10 tới châu Âu ở mức 520 USD/tấn.

Mặc khác, với lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của EU áp dụng từ tháng 12 sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện trong khu vực. Theo đó, các quốc gia trong EU sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.

Điều này buộc người mua thép EU sẽ cần tìm kiếm các nguồn thép rẻ hơn ở châu Á, bao gồm Việt Nam, khi nhu cầu về mặt hàng thép ở EU phục hồi trong thời gian qua.

Tuy nhiên, hiện EU gia tăng biện pháp bảo hộ đối với thép mạ Việt Nam. Cụ thể, hạn ngạch miễn thuế của nhóm “Các nước khác”, gồm Việt Nam, là 1,8 triệu tấn cho giai đoạn 1/7/2022 đến 30/6/2023 và tăng 4% trong năm tiếp theo. Nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.