Thị trường nhập khẩu phôi thép ở Đông Nam Á tiếp tục suy yếu do nhu cầu về mặt hàng này giảm đáng kể trong thời gian qua. Theo đó, giá phôi thép ASEAN tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, tại thị trường Việt Nam đang chào bán phôi vuông 150mm với giá 760 USD/tấn cfr.
Tương tự, giá phôi thép lò cao của Việt Nam hiện đang ở mức 720-725 USD/tấn fob, giảm mạnh so với mức giá 780-785 USD/tấn ở thời điểm đầu tháng 4/2022.
Giá xuất khẩu phôi thép sang ASEAN tiếp tục đà giảm
Tại Manila, giá chào bán phôi thép lò điện hồ quang của Nhật Bản ở mức 745 USD tấn cfr, giảm 15-20 USD/tấn cfr so với thời điểm cuối tháng 4.
Giá mặt hàng phôi thép lò cao 150mm của Indonesia đang ở mức 730 USD/tấn cfr, giảm 45 USD/tấn cfr so với tuần trước.
Đáng chú ý, hiện giá phôi thép xuất khẩu của Nga đang ảnh hưởng đến thị trường khu vực ASEAN. Theo đó, các giao dịch mua có xuất xứ từ Nga liên quan đến các vấn đề thanh toán phức tạp nên giá mặt hàng phôi thép của nước này ở mức thấp hơn mặt bằng chung của thị trường.
Cụ thể, phôi thép của Nga được chào ở mức 720 USD/tấn cfr tại Manila trong tuần qua. Hiện phôi thép Nga được chào bán cho Trung Quốc với giá 650 USD tấn cfr.
Được biết, nhu cầu chậm khiến thị trường phôi thép ASEAN giảm đáng kể. Đặc biệt, do giá thép thành phẩm không thể theo kịp với sự tăng giá mạnh của phôi thép đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường nhập khẩu phôi thép ở Đông Nam Á trong thời gian qua.
Hiện nay, mặc dù giá thép thế giới giảm, nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn dự báo giá thép trong năm 2022 vẫn ở mức cao, dao động trong khoảng từ 840-850 USD/tấn trở lên. Điều này là do chi phí sản xuất, chi phí vận tải, giá than, giá năng lượng và cả giá quặng đã tăng lên mức rất cao, qua đó hình thành nên giá vốn cao đối với các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng HRC.
Bộ Tài chính đã có đề xuất về các sắc thuế nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng phôi thép và sản phẩm thép. Theo đó, tăng thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép nhằm góp phần ổn định nguồn cung phôi thép cho thị trường trong nước, hạn chế việc xuất khẩu phôi thép để giữ lại cho sản xuất trong nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thép trong dài hạn.
Đồng thời, giảm thuế nhập khẩu một số mã hàng thép xây dựng đang có mức thuế suất thuế nhập khẩu cao để bình ổn giá cả mặt hàng thép trong nước.
-
Đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép, bình ổn giá thép trong nước
CafeLand – Để hạ giá thép xây dựng khi giá nguyên liệu tăng cao, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép đồng thời giảm thuế nhập khẩu một số loại thép.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....