Theo kế hoạch của nhà đầu tư, năm 2024 sẽ khởi công dự án Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ (TP.HCM). Siêu cảng với tổng mức đầu tư lên tới 5,5 tỉ USD (tương đương 130.000 tỉ đồng) sẽ là cảng xanh đầu tiên tại Việt Nam. Về quy mô triển khai, tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7km và bến sà lan khoảng 2km để đón tàu có trọng tải lên đến 250.000 DWT, (24.000 TEU)…
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ
Dự án được đề xuất xây dựng tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Khu vực này thuộc vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, nằm trong vùng chuyển tiếp trên 2 cù lao, cách vùng lõi khu dự trữ bằng sông Thêu rộng khoảng 1 km2.
Cù lao Phú Lợi có hơn 93 ha rừng phòng hộ, trong đó có hơn 82 ha đất có rừng và được bao quanh bởi sông Thị Vải, sông Thêu. Nhà đầu tư cam kết sẽ thực hiện trồng rừng thay thế đối với khu vực rừng bị ảnh hưởng bởi dự án này.
Nhà đầu tư cũng cam kết áp dụng công nghệ theo mô hình cảng xanh nhằm giảm khí thải, chất thải và có phương án sử dụng, khai thác hợp lý, phòng ngừa các sự cố môi trường.
Cùng với đó, với tính chất là cảng trung chuyển container, phương thức được sử dụng chủ yếu là vận tải bằng đường biển, không cần đầu tư quá nhiều về hạ tầng đường bộ kết nối. Dự kiến từ nay đến năm 2030, mọi hoạt động giao thông kết nối đều sử dụng đường thủy.
Về hiệu quả đầu tư, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết siêu cảng Cần Giờ khi đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế dự kiến sẽ đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà nước khoảng 34.000-40.000 tỉ đồng/năm.
Cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi hoàn thành sẽ tạo đột phá trong phát triển kinh tế biển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đồng thời thu hút được số vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển cũng như giao thông địa phương.
Nguồn vốn tư nhân sẽ phần nào giải quyết bài toán huy động nguồn lực để triển khai các dự án giao thông kết nối TP.HCM tới huyện Cần Giờ. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2030, TP.HCM sẽ nghiên đầu tư các dự án giao thông hạ tầng lớn kết nối với Cần Giờ, bao gồm: Cầu Cần Giờ kết nối với huyện Nhà Bè; Đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, từ nút giao đường Rừng Sác và cao tốc Bến Lức - Long Thành;...
Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua Cần Giờ
Việc xây dựng cảng trung chuyển Cần Giờ cũng được kỳ vọng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, có thể kể đến 2 trung tâm trung chuyển hàng hóa nổi tiếng như Singapore và Malaysia.
Cụ thể, về địa lý, Cần Giờ cận kề các khu vực yêu cầu vận tải biển như Thái Lan, Phnom Penh hơn so với Singapore, ước tính tiết kiệm cho các hãng tàu khoảng 1/4 chi phí nhiên liệu, tương đương với 13,2 triệu USD/năm nếu sử dụng Cần Giờ để trung chuyển thay cho cảng Singapore. Bên cạnh đó, các chi phí về bốc xếp, trung chuyển của khu vực Cần Giờ cũng rẻ hơn 50-60% so với Singapore.
Bối cảnh hiện tại, gần 60% khối lượng vận tải container toàn cầu qua biển Đông. Các cảng khu vực Đông Nam Á sẽ chiếm khoảng 30% lượng hàng trung chuyển, tương đương 82 – 88 triệu TEU vào 2025. Công suất các cảng trung chuyển quốc tế Đông Nam Á hiện đạt gần 53,6 triệu TEU. Như vậy, các cảng mới sẽ còn cơ hội tiếp cận và khai thác 28,4 – 34,4 triệu TEU hàng trung chuyển.
-
Năm 2025 khởi công, hiện trạng khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 217.000 tỉ đồng đang ra sao?
Theo thông tin mới nhất từ lãnh đạo UBND TP.HCM, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ với diện tích 2.870ha, vốn đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng sẽ được khởi công vào năm 2025.
-
Cầu 10.000 tỉ đồng nối huyện đảo Cần Giờ sẽ được khởi công vào tháng 4/2025
Dự án cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè với huyện đảo Cần Giờ (TP.HCM) có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào dịp 30/4/2025.
-
Năm 2024 sẽ khởi công “siêu cảng” Cần Giờ 5,5 tỉ USD đủ sức cạnh tranh với Singapore
Nhà đầu tư lên kế hoạch triển khai dự án siêu cảng Cần Giờ 5,5 tỉ USD thành 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến sẽ vào năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2027.
-
TP.HCM ủy quyền cho quận, huyện cải tạo, xây dựng chung cư cũ đến năm 2027
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND, ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, với thời hạn đến hết ngày 31/12/2027....
-
Diễn biến lạ tại một doanh nghiệp bất động sản: Chủ tịch xin từ nhiệm, HĐQT không còn ai
Sau khi bán gần hết cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bất động sản này cũng xin từ nhiệm. Đáng nói với việc lãnh đạo này rời ghế Chủ tịch, HĐQT công ty không còn thành viên nào.
-
Tái khởi động Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức
Dự án Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TP.HCM, tọa lạc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức.