Thông tin được lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết tại phiên chất vấn sáng 11/7, kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM.
Cụ thể, trả lời chất vấn của đại biểu huyện Cần Giờ về tiến độ khởi công xây dựng dự án cầu Cần Giờ, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Quang Lâm, cho biết, sở được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về dự án cầu Cần Giờ. Hiện nay, bản báo cáo đã cơ bản hoàn chỉnh, đơn vị cũng tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn và lấy ý kiến từ Bộ GTVT.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, cầu Cần Giờ là công trình rất lớn, chiều dài khoảng 3,4km với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng. Sở GTVT đang nghiên cứu đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc đầu tư công.
Dự kiến, dự án sẽ được trình HĐND thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm nay và khởi công vào dịp 30/4/2025.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho Bộ GTVT bổ sung cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.
Theo kế hoạch ban đầu, cầu Cần Giờ được đề xuất thực hiện theo hai hình thức là BOT hoặc BT. Với phương án này dự án sẽ được khởi công vào tháng 9 hoặc tháng 10/2021 và hoàn thành cuối năm 2024.
Tuy nhiên sau đó, Quốc hội khóa XIV qua đã thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), mà luật này lại bỏ loại hình hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) ra khỏi danh mục hợp đồng các dự án thuộc phương thức đầu tư PPP. Do vậy, thành phố phải có thời gian điều chỉnh lại việc lựa chọn nhà đầu tư, kéo theo đó thời gian khởi công, hoàn thành dự án cũng phải lùi lại.
Cầu Cần Giờ sau khi hoàn thành có nhiệm vụ thay thế cho phà Bình Khánh kết nối khu Nam TPHCM với huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km, Cần Giờ là huyện đảo duy nhất của TP.HCM. Vùng đất này nổi tiếng bởi đây là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, có khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn… Nhiều người lựa chọn Cần Giờ như một điểm đến vui chơi trong các dịp cuối tuần, ngày lễ.
Tuy nhiên, Cần Giờ đến nay vẫn là “vùng trũng” về phát triển kinh tế so với các địa phương khác của TP.HCM. Một trong những “điểm nghẽn” là do kết nối hạ tầng giao thông giữa khu vực trung tâm với huyện đảo khó khăn.
Trong thời gian tới, diện mạo của Cần Giờ được chờ đợi sẽ đổi thay với loạt dự án quan trọng được triển khai như cầu Cần Giờ, khu đô thị lấn biển, hay đề xuất cảng biển quốc tế có vốn đầu tư lên đến 6 tỉ USD.
-
Cầu Cần Giờ 5.300 tỉ đồng khởi công, sóng đất Cần Giờ sắp tái diễn?
CafeLand – Cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè với huyện đảo Cần Giờ dự kiến sẽ được xây dựng vào quý 1/2022. Nếu kế hoạch này được thực hiện theo đúng tiến độ, dự án này sẽ không chỉ tạo sự kết nối về giao thông mà còn có tác động lớn đến thị trường bất động sản tại huyện đảo Cần Giờ.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).