UBND TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn công tác bố trí, sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Kể từ ngày 1/7, UBND TP.HCM mới có trách nhiệm kế thừa toàn bộ quyền hạn, trách nhiệm của TP.HCM, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương trước khi sáp nhập
Theo đó, các cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng hoặc bổ sung phương án sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản tổng hợp vào đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp gửi Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND TP.HCM phê duyệt.
Việc phân chia, bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản phải phù hợp với đối tượng quản lý, sử dụng, tính chất, đặc điểm của tài sản, tận dụng tối đa nguồn lực tài sản hiện có nhưng phải tính toán tầm nhìn dài hạn để phục vụ mục tiêu lâu dài.
Đối với cấp huyện, các cơ quan hành chính trực thuộc bàn giao trụ sở, tài sản công và hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, không để gián đoạn công tác quản lý, gây thất thoát tài sản, ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công.
Trên cơ sở phương án phân chia, bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản do cấp huyện quản lý được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản, hoàn thành chậm nhất ngày 30/6.
Kể từ ngày 1/7, UBND TP.HCM mới có trách nhiệm kế thừa toàn bộ quyền hạn, trách nhiệm của TP.HCM, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương trước khi sáp nhập, hợp nhất.
Đối với các cơ sở nhà, đất giao cho Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) và Trung tâm phát triển quỹ đất (thuộc Sở NN-MT) quản lý, TP.HCM sẽ xem xét, quyết định phương án, kế hoạch xử lý, khai thác bảo đảm toàn bộ nhà, đất đều được sử dụng, khai thác, tránh bỏ trống, lãng phí.
UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng trung tâm y tế và trạm y tế bao gồm trụ sở, tài sản, tài chính, nhân sự, số lượng người làm việc được giao... về Sở Y tế TP.HCM trước ngày 1/7.
-
Ai phải làm lại căn cước công dân sau sáp nhập tỉnh thành?
Theo quy định hiện hành, người dân không bắt buộc phải đổi, cấp lại thẻ Căn cước khi sáp nhập tỉnh nếu không có nhu cầu. Tuy nhiên, một số trường hợp phải cần phải cấp đổi ngay để tránh bị phạt và ảnh hưởng khi thực hiện các thủ tục hành chính.
-
Tán thành sáp nhập tỉnh thành để tạo ra những tam giác, tứ giác chiến lược phát triển
Sáng 12-6, tiếp tục nghị trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh năm 2025. Các ý kiến đều thể hiện sự đồng thuận cao với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, lưu ý một số yếu tố để đảm bảo hiệu quả cao nhất khi chính sách được thực thi.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...