02/08/2011 4:24 AM
Theo các công ty tư vấn bất động sản có uy tín trên thị trường Việt Nam như CBRE, Knight Frank VN, Savills VN..., tình hình trầm lắng của thị trường này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Còn các chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản cho rằng, để giải cứu thị trường thì nên nới lỏng tín dụng ở phân khúc nhà giá rẻ, nhà dành cho người thu nhập thấp.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tình trạng sụt giảm của thị trường BĐS trong thời gian qua đã khiến thị trường dần trở về giá trị thực, giúp thị trường bình ổn và người dân có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều loại hình BĐS. Giá cả sẽ tiếp tục giảm và với nguồn cung dồi dào, các chủ đầu tư sẽ quan tâm tới chất lượng công trình hơn. Các yếu tố cạnh tranh cao và chính sách giá phù hợp, có khả năng thu hút được khách hàng.

Tuy nhiên, thị trường căn hộ đang vấp phải chướng ngại vật lớn nhất là khung giá chưa hợp lý, thiếu vốn và tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Theo chuyên gia tài chính đầu tư Đinh Thế Hiển, không ngạc nhiên nếu BĐS tiếp tục giảm giá trong thời gian tới. Ông nói: “Nếu xét về khả năng chi trả và nhu cầu thật của người mua nhà thì giảm 50% mới là mức giá hợp lý. Vì so với thu nhập trung bình của người dân hiện nay, khả năng tài chính để tiêu thụ sản phẩm BĐS chiếm rất thấp, bởi giá quá cao. Khi mua nhà đất, khách hàng luôn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng, nhưng giờ tín dụng lại bị thắt chặt”.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tình trạng sụt giảm của thị trường BĐS trong thời gian qua đã khiến thị trường dần trở về giá trị thực, giúp thị trường bình ổn và người dân có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều loại hình BĐS. Giá cả sẽ tiếp tục giảm và với nguồn cung dồi dào, các chủ đầu tư sẽ quan tâm tới chất lượng công trình hơn. Các yếu tố cạnh tranh cao và chính sách giá phù hợp, có khả năng thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, thị trường căn hộ đang vấp phải chướng ngại vật lớn nhất là khung giá chưa hợp lý, thiếu vốn và tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Theo chuyên gia tài chính đầu tư Đinh Thế Hiển, không ngạc nhiên nếu BĐS tiếp tục giảm giá trong thời gian tới. Ông nói: “Nếu xét về khả năng chi trả và nhu cầu thật của người mua nhà thì giảm 50% mới là mức giá hợp lý. Vì so với thu nhập trung bình của người dân hiện nay, khả năng tài chính để tiêu thụ sản phẩm BĐS chiếm rất thấp, bởi giá quá cao. Khi mua nhà đất, khách hàng luôn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng, nhưng giờ tín dụng lại bị thắt chặt”. Căn hộ cao cấp hiện đã dư thừa, các doanh nghiệp bất động sản nên tập trung vào phân khúc trung bình. Ảnh: Lê Phú Giám đốc nghiệp vụ bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Việt Nam, Trần Như Trung, cho rằng thị trường chung cư khi phát triển quá nóng sẽ đến lúc buộc phải điều chỉnh lại. Nếu lạm phát chưa được đẩy lùi, thì chung cư nói riêng và thị trường BĐS có thể sẽ bắt đầu xuống đáy. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng dự báo thời điểm chính xác chạm đáy là một câu trả lời không đơn giản vì địa ốc còn chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lại có cái nhìn khác về thị trường. Ông cho rằng thị trường BĐS cần phải chấn chỉnh lại, nếu cứ như hiện nay thì thị trường không chỉ “xì hơi” mà có thể còn “nổ bong bóng” thực sự. Bởi có rất nhiều vấn đề đang diễn ra, và rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường BĐS. Với kinh nghiệm làm BĐS, nhiều chuyên gia lâu năm đánh giá rằng thị trường sẽ còn khó khăn trong những tháng tới, ít nhất cũng phải hết năm 2011. Theo Bộ Xây dựng, 4 vấn đề cốt lõi của thị trường BĐS cần khắc phục là: Giá hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà vẫn đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát; cơ cấu hàng hóa BĐS còn thiếu cân đối (tỷ trọng nhà ở chung cư mới chỉ chiếm khoảng 4%, biệt thự nhà liền kề tỉ lệ sử dụng thấp, loại hình nhà ở cho thuê chỉ chiếm 6,5% tổng nhà ở cả nước); hệ thống tài chính BĐS chưa hoàn thiện, phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ, tín dụng (nguồn tín dụng trung và dài hạn hầu như không có, dẫn đến bị động mỗi khi thay đổi chính sách tín dụng); hiện tượng đầu cơ, kích giá, tâm lý đầu tư, mua bán theo tin đồn, tâm lý đám đông còn diễn ra phổ biến làm méo mó, mất ổn định thị trường. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ Xây dựng đề xuất, trước hết cần kiểm soát chặt dòng vốn đầu tư vào thị trường, không tăng tỉ trọng cho vay, nhưng cần điều chỉnh linh hoạt tỉ trọng cho vay đối với từng loại hình BĐS, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ, rủi ro.

Căn hộ cao cấp hiện đã dư thừa, các doanh nghiệp bất động sản nên tập trung vào phân khúc trung bình. Ảnh: Lê Phú


Giám đốc nghiệp vụ bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Việt Nam, Trần Như Trung, cho rằng thị trường chung cư khi phát triển quá nóng sẽ đến lúc buộc phải điều chỉnh lại. Nếu lạm phát chưa được đẩy lùi, thì chung cư nói riêng và thị trường BĐS có thể sẽ bắt đầu xuống đáy. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng dự báo thời điểm chính xác chạm đáy là một câu trả lời không đơn giản vì địa ốc còn chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lại có cái nhìn khác về thị trường. Ông cho rằng thị trường BĐS cần phải chấn chỉnh lại, nếu cứ như hiện nay thì thị trường không chỉ “xì hơi” mà có thể còn “nổ bong bóng” thực sự. Bởi có rất nhiều vấn đề đang diễn ra, và rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường BĐS. Với kinh nghiệm làm BĐS, nhiều chuyên gia lâu năm đánh giá rằng thị trường sẽ còn khó khăn trong những tháng tới, ít nhất cũng phải hết năm 2011.

Theo Bộ Xây dựng, 4 vấn đề cốt lõi của thị trường BĐS cần khắc phục là: Giá hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà vẫn đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát; cơ cấu hàng hóa BĐS còn thiếu cân đối (tỷ trọng nhà ở chung cư mới chỉ chiếm khoảng 4%, biệt thự nhà liền kề tỉ lệ sử dụng thấp, loại hình nhà ở cho thuê chỉ chiếm 6,5% tổng nhà ở cả nước); hệ thống tài chính BĐS chưa hoàn thiện, phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ, tín dụng (nguồn tín dụng trung và dài hạn hầu như không có, dẫn đến bị động mỗi khi thay đổi chính sách tín dụng); hiện tượng đầu cơ, kích giá, tâm lý đầu tư, mua bán theo tin đồn, tâm lý đám đông còn diễn ra phổ biến làm méo mó, mất ổn định thị trường. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ Xây dựng đề xuất, trước hết cần kiểm soát chặt dòng vốn đầu tư vào thị trường, không tăng tỉ trọng cho vay, nhưng cần điều chỉnh linh hoạt tỉ trọng cho vay đối với từng loại hình BĐS, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ, rủi ro.
Theo Sĩ Dũng (Tin Tức)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.