Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng (bên trái) đi kiểm tra đất rừng tại H.Định Quán. Ảnh:H. Giang
Theo Sở TN- MT, một số vướng mắc lớn về đất đai là chuyển đổi từ trả tiền thuê đất hằng năm sang trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển hình thức sang thuê đất đối với các nông lâm trường, các dự án được ưu đãi đầu tư về đất đai, các trường hợp hết hạn thuê đất đề nghị gia hạn sử dụng đất...
Nhiều vướng mắc khó gỡ
Hiện nay, vấn đề nhiều DN ở Đồng Nai đang vướng mắc và muốn được giải quyết sớm là chuyển đổi từ trả tiền thuê đất hằng năm sang trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thuê đất trả tiền một lần cho cả quá trình vài chục năm, DN sẽ yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cũng thuận lợi hơn trong việc liên kết mở rộng sản xuất với các DN khác.
Thời gian qua, không ít DN tại Đồng Nai bị vướng, vì trong quy định Luật Đất đai không nêu cụ thể việc đang sử dụng đất được Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt hay phải thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc này mới đây đã được Quốc hội tháo gỡ bằng cách cho thu hồi diện tích đất trên và đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất. |
Thế nhưng, đơn vị quản lý gặp khó trong xử lý hồ sơ vì căn cứ vào Điều 172 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 85, 101 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc chuyển đổi trên phù hợp với quy định của pháp luật sẽ cho chuyển đổi. Tuy nhiên, từ ngày 14-6-2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 82/2019/QH và theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 6-12-2019 của Chính phủ thì tạm thời dừng, chưa giải quyết các trường hợp DN chuyển đổi từ trả tiền thuê đất hằng năm sang trả tiền thuê đất một lần đối với trường hợp có nguồn gốc đất công do UBND cấp xã quản lý, đất của DN cổ phần hóa từ DN nhà nước, đất nông lâm trường, đất trồng cao su do công ty cao su quản lý.
Sau khi nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của DN, cơ quan quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết: “Các trường hợp xin chuyển đổi từ thuê đất hằng năm sang trả tiền thuê đất một lần tỉnh sẽ tiếp tục giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng trước khi chuyển đổi phải xin ý kiến UBND tỉnh. Riêng đối với những trường hợp chuyển đổi có liên quan đến đất công phải tạm dừng lại”. Đồng thời, tỉnh sẽ kiến nghị Bộ TN-MT và Bộ Tài chính hướng dẫn giải quyết các trường hợp trên.
Liên quan đến việc chuyển đổi hình thức thuê đất trên, Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà lưu ý: “Các dự án xin chuyển đổi hình thức sang trả tiền thuê đất một lần các đơn vị quản lý phải chú ý, rà soát kỹ để tránh những trường hợp chuyển đổi có lẫn đất công sẽ vi phạm vào quy định của Trung ương”.
Trên địa bàn tỉnh có 4 đơn vị đang sử dụng hơn 11,5 ngàn ha đất rừng sản xuất, rừng trồng muốn chuyển sang thuê đất một số diện tích. Trong Luật Đất đai hiện hành chưa quy định rõ ràng nên UBND tỉnh đang đợi hướng dẫn của Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT mới giải quyết.
Cẩn trọng trong giải quyết
Quản lý, sử dụng đất đai là vấn đề khá “nóng” tại các tỉnh, thành trên cả nước. Các thủ tục liên quan đến đất đai khá nhiều, ngoài luật còn có rất nhiều quy định khác. Dự án khi triển khai hầu hết có gắn đến đất đai, những vướng mắc không được tháo gỡ sẽ khiến dự án kéo dài thời gian thực hiện. Khoảng 2-3 năm trở lại đây, đất đai ở Đồng Nai được nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn sở hữu để thực hiện các dự án trên các lĩnh vực như: bất động sản, thương mại dịch vụ, logistics, du lịch, nông nghiệp... Do đó, việc chuyển nhượng đất đai, dự án cũng diễn ra khá sôi động trên địa bàn tỉnh, vì hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập được thực hiện.
Tuy nhiên, một số DN đang ách lại trong việc sử dụng đất Nhà nước giao, cho thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được. Về vấn đề này, Giám đốc Sở TN-MT Đặng Minh Đức cho hay: “Các vấn đề vướng mắc về đất đai sẽ được sở tổng hợp, kiến nghị UBND tỉnh có hướng xử lý kịp thời cho DN. Có những trường hợp bị vướng do những quy định của Trung ương buộc phải trình Chính phủ đợi xử lý. Từ ngày 8-2-2021, Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực, một số vướng mắc về thuê đất, đấu giá đất, giao đất sẽ được tháo gỡ”.
Hiện nay, nhiều công ty như Công ty CP Đô thị Amata Biên Hòa, Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH Haiyatt, Công ty TNHH Thực phẩm Bảo Khang, Công ty CP Mía đường La Ngà... đang có những vướng mắc về đất đai cần tháo gỡ để việc quản lý đất đai, thực hiện dự án thuận lợi.
Thực tế, không chỉ riêng Đồng Nai mà các tỉnh, thành khác cũng gặp nhiều vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đai. Các vướng mắc về đất đai khiến nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện ảnh hưởng đến DN, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, về làm việc tại Đồng Nai mới đây, lãnh đạo Bộ TN-MT cho biết sẽ ghi nhận những vướng mắc của Đồng Nai và các tỉnh, thành khác để kiến nghị Chính phủ và Quốc hội sớm có những biện pháp tháo gỡ hợp lý và hiệu quả.
-
Đồng Nai: Gỡ khó 4 dự án cho Công ty Đô thị Amata Biên Hòa
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì cuộc họp với các Sở ngành để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện 4 dự án lớn của Công ty cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa.
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Tiến độ lập quy hoạch các đô thị Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành hiện đang đến đâu?
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Trong đó có thông tin về tiến độ lập quy hoạch các đô thị trên địa bàn tỉnh....
-
Dự án cầu, đường đi qua loạt đô thị quy mô lớn “đứng bánh”, nguy cơ lãng phí, Đồng Nai có chỉ đạo khẩn
HĐND tỉnh Đồng Nai yêu cầu sớm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hai dự án gồm đường Hương lộ 2 và cầu Vàm Cái Sứt. Đây là hai hạ tầng trọng điểm, kết nối quốc lộ 51 với cao tốc TP.HCM – Long Thành, đồng thời đi qua loạt khu đô thị quy mô lớn ve...