Trong 8 tháng đầu năm, giá hàng hóa đã tăng mạnh khi chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Sau một đợt tăng giá nóng, xu hướng giá hàng hóa đảo chiều giảm nhanh.
Theo đó, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) dự báo giá thép và giá xi măng sẽ ổn định hơn trong giai đoạn cuối năm.
Tiêu thụ vật liệu xây dựng sẽ phục hồi mạnh vào cuối năm nay
So với hồi đầu năm, giá sắt thép nội địa đã hạ nhiệt đáng kể với 15 lần điều chỉnh giảm với mức giảm lên đến hơn 5 triệu đồng/tấn. Hiện giá thép trong nước dao động trong khoảng 14,3-15,3 triệu đồng/tấn, và đây là tín hiệu tích cực cho ngành xây dựng trong nước.
Đối với ngành thép, thị trường nội địa sẽ là động lực tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong nửa cuối năm 2022 trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở.
Kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn. Bên cạnh đó, triển vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao sẽ khiến quá trình giảm giá này kéo dài.
Giá thép trong nước giảm mạnh là tín hiệu tích cực cho ngành xây dựng
Theo đó, việc giá sắt thép hạ nhiệt sẽ tạo cơ hội cho các công trình đẩy nhanh tiến độ và làm ấm lại thị trường xây dựng nói chung. Trong đó, có tới 16 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tính đến cuối năm nay.
Tương tự, giá xi măng cũng dự kiến sẽ ổn định hơn trong giai đoạn cuối năm, sau những đợt tăng liên tục trước đó. Trước sự suy yếu của các thị trường xuất khẩu chính, các doanh nghiệp xi măng đã quay sang tập trung nguồn lực cạnh tranh thị phần trong nước, thông qua giá bán và chính sách hỗ trợ của các thương hiệu xi măng, nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Đối với ngành đá xây dựng và nhựa đường, dự báo nhu cầu sẽ tăng cao trong năm nay, trong đó ngành nhựa đường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh từ năm 2022. Theo đó, nhu cầu mặt hàng này sẽ được hưởng lợi từ việc rải nhựa đường diễn ra trong giai đoạn sau của các dự án giao thông, đơn cử các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1.
Với việc các dự án đầu tư công được đẩy mạnh cùng với nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở của người dân tăng cao, nhu cầu tiêu thị vật liệu xây dựng sẽ được cải thiện hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp nhiều doanh nghiệp kinh sản xuất và kinh doanh mặt hàng này xử lý được hàng tồn kho và cân đối cung cầu trên thị trường nội địa.
Mặc khác, MXV nhận định ngành xây dựng đang dần chuyển mình khỏi giai đoạn khó khăn nửa đầu năm khi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt.
-
Chỉ số giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên vật liệu
Chỉ số giá xây dựng tháng 8/2022 đã tăng 3,71% so với thời điểm đầu năm, tác động chính đến từ sự tăng giá của các vật liệu đầu vào như nhựa đường, xi măng... cùng với nhu cầu xây dựng tăng cao.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ra chỉ đạo “nóng” ngăn chặn nạn đầu cơ làm tăng giá cát xây dựng
Sau 3 tháng bỏ quy định kê khai giá cát, Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cát trở lại để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, độc quyền làm tăng giá cát xây dựng.
-
Lấp “lỗ hổng” thất thoát, lãng phí trong hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện chính sách, bảo đảm việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng được kịp thời, phù hợp với thị trường, chống thất thoát, lãng phí....