Tại TPHCM, những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân diễn ra dai dẳng tại nhiều dự án chung cư. Ảnh minh họa: Mạnh Tùng
Sáng hôm nay, 24-4, tại TPHCM, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng, đã tổ chức buổi tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Và buổi tọa đàm đã nóng lên với nhiều tranh cãi trái chiều.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty Xây dựng Kinh doanh và Phát triển nhà Thành Trường Lộc, cho rằng dự thảo quy chế cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản trị (BQT) chung cư để tránh việc BQT “núp bóng” dưới danh nghĩa đại diện cho cư dân để trục lợi.
Ông Dũng đề nghị cần có tên gọi khác hoặc một định nghĩa khác để nêu rõ hơn bản chất danh xưng BQT để tránh nhầm lẫn, tránh để những người làm BQT có thể lợi dụng và lạm quyền như hiện nay.
Tiếp đó, phát biểu với tư cách một cư dân tại một dự án cao cấp ở quận 7, bà Đỗ Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, các quy định về ban quản trị rắc rối như luật hiện nay thì chẳng ai muốn tham gia BQT vì quá rườm rà, phức tạp.
Cũng theo bà Loan, không phải dự án nào cũng cần BQT chung cư, nhất là các dự án cao cấp thì chủ đầu tư đã làm công việc quản lý, vận hành chung cư rất tốt.
Tiếp lời bà Loan, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cho rằng luật đã quy định như vậy thì bắt buộc chung cư phải có BQT với 3-5 thành viên mỗi tòa chung cư.
Bà Loan và ông Khởi cũng có một cuộc tranh luận khá gay gắt về vấn đề thù lao cho thành viên BQT chung cư. Bà Loan cho rằng, nếu thù lao mỗi thành viên chỉ bằng 1,5 mức lương tối thiểu hiện nay thì chẳng ai làm, trong khi ông Khởi phủ nhận mức thù lao này và cho hay, thù lao của mỗi thành viên tương đương với thù lao của một… tổ trưởng dân phố.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Quản lý nhà và công sở - Sở Xây dựng TPHCM, đưa ra giải pháp, dự thảo quy chế nên cho phép chủ đầu tư đồng thời là BQT nếu được cư dân trong hội nghị nhà chung cư thống nhất. Theo ông Hải, điều này sẽ thuận tiện hơn cho những chung cư cao cấp, khi mà cư dân không mặn mà với việc tham gia BQT.
Cũng theo kinh nghiệm của ông Hải, dự thảo nên quy định chặt chẽ phần quản lý sở hữu chung, sở hữu riêng của chung cư để tránh trường hợp, các các chủ đầu tư trục lợi của khách hàng. Cụ thể, theo quy định mới, chủ đầu tư có quyền lựa chọn bãi giữ xe ô tô là sở hữu chung hay sở hữu riêng của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư chọn hạng mục này là sở hữu riêng nhưng vẫn tính tiền vào giá trị chung cư để chia đều cho giá bán.
Nói về kinh phí quản lý vận hành chung cư, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Triển Vọng – Savista, cho rằng dự thảo quy chế nên quy định rõ ràng chủ thể thu và quản lý việc sử dụng kinh phí quản lý là đơn vị quản lý hay BQT.
Theo ông Dũng, thực tế hiện nay tại các chung cư, có hai hình thức chính là thu hộ-chi hộ, tức là BQT sẽ là chủ thể thu các khoản phí, đơn vị quản lý được hưởng thù lao theo hợp đồng dịch vụ. Ngoài ra, còn hình thức tự thu-tự chi là đơn vị quản lý tự thu, tự chi trong khoản kinh phí quản lý chung cư.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...