Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã có buổi làm việc với liên danh nhà đầu tư CTCP Tập đoàn T&T - Tổng Công ty Năng lượng Hanwha (HEC) - Tổng Công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) - Tổng Công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) về tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1.
UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với liên danh nhà đầu tư về tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1
Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 là dự án liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023.
Dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 được xây dựng tại địa phận 2 xã Hải An và Hải Ba (huyện Hải Lăng) với công suất 1.500MW và tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,32 tỷ USD).
Được biết, vốn góp của tổ hợp nhà đầu tư để thực hiện dự án là 13.416 tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn T&T Group của ông Đỗ Quang Hiển (còn được biết đến với tên gọi là bầu Hiển) góp 40%, mỗi nhà đầu tư HEC, KOSPO, KOGAS góp 20%.
Để phù hợp với quy mô công suất đã phê duyệt tại Quy hoạch điện 8, liên danh nhà đầu tư đã đề xuất điều chỉnh phương án bố trí tổng mặt bằng dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là khoảng 184,93 ha. Trong đó, quy mô mặt nước sử dụng của dự án là 130 ha, quy mô sử dụng đất là 54,93 ha.
Việc điều chỉnh quy mô dự án nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, tiết kiệm diện tích chiếm đất của dự án, tối thiểu hóa các hạng mục dùng chung, giảm chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng. Đồng thời giảm thiểu chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, thuận lợi khi đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA).
Tuy nhiên, qua rà soát các quy hoạch liên quan, phương án điều chỉnh tổng mặt bằng dự án chưa phù hợp với Quy hoạch chung và Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, giai đoạn 1.
Phối cảnh Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng Quảng Trị
Tại buổi làm việc, đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết, hiện nay đơn vị đang thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Căn cứ tiến độ dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 đã phê duyệt trong Quy hoạch điện 8, liên danh nhà đầu tư đã xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết thực hiện dự án.
Cụ thể, nộp báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) trong quý 4/2023; phê duyệt FS trong quý 1/2024; đàm phán PPA trong quý 4/2024; ký thỏa thuận vay tài trợ dự án trong quý 1/2025; hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (hợp đồng EPC) trong quý 1/2026 và vận hành thương mại vào quý 4/2029.
Liên danh nhà đầu tư cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị điều chỉnh, cập nhật bổ sung các quy hoạch xây dựng của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; thống nhất tọa độ, ranh giới dự án; có văn bản kiến nghị Bộ Công thương có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét, rà soát để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, chia sẻ rủi ro trong PPA; chuyển tiếp giá LNG; hợp đồng mua nhiên liệu…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thống nhất giao Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện việc điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và cập nhật vào quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trong quý 1/2024.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát về quy mô mặt nước, phạm vi ranh giới dự án trình UBND tỉnh để báo cáo, xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng giao UBND huyện Hải Lăng chủ trì, phối hợp với liên danh nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thành ngay trong quý 1/2024.
Về phía nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị liên danh T&T khẩn trương hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, địa phương liên quan thực hiện hoàn thành các công việc nêu trên đảm bảo kế hoạch tiến độ.
-
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi phát triển điện khí LNG, điện gió ngoài khơi
Trong bối cảnh việc các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi gặp khó, các doanh nghiệp đề xuất cơ chế đặc thù để tháo gỡ.
-
Dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
-
Hàn Quốc sẽ “bơm” vốn cho 2 dự án điện khí LNG 3,000 MW tại Long An
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cam kết hỗ trợ tài chínhcho dự án Nhà máy điện LNG Long An 3.000 MW củaVinacapital và GS Energy.
-
Khởi động dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng gần 54.000 tỷ đồng
Ngày 12/1/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND về việc cho Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (đại diện 4 nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha, Tổng Công ty điện lực Nam Hàn Quốc và Tổng Công ty khí Hàn Quốc) thuê đất đợt 1 để thực hiện dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - Giai đoạn I (1.500 MW).
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
-
Ngành điện hạt nhân ở Việt Nam đón tin vui, Nga sẵn sàng hỗ trợ
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga đã hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân và sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....