Chủ trì cuộc họp bàn giải pháp thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII), ngày 15/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về thúc đẩy triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí phải đầu tư mới trên 30.420 MW, trong đó 75% là điện khí LNG (22.824 MW). Điện gió ngoài khơi sẽ đạt khoảng 6.000 MW vào 2030, có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
Tuy vậy, tại cuộc họp, đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nêu nhiều vướng mắc khi đầu tư, triển khai các dự án thuộc hai loại nguồn điện này. Thậm chí, hiện chưa có căn cứ pháp lý cho dự án điện gió ngoài khơi.
Còn điện khí LNG sau nhiều năm mới có một dự án - Nhơn Trạch 3&4 sắp vận hành vào cuối 2024 và giữa năm 2025, nhưng cũng gặp khó khi đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA). Một dự án khác là Điện khí Bạc Liêu được chấp thuận thủ tục đầu tư từ 2020, đến giờ vẫn chưa thể triển khai thêm gì. Các dự án còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Công Thương sớm báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết, cơ chế, chính sách đặc thù cho việc triển khai các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII.
Đề xuất này nhận được đồng tình từ Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Riêng dự án điện gió ngoài khơi, cần kiến nghị cấp có thẩm quyền đưa vào danh mục dự án quan trọng quốc gia để được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.
Để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án điện khí (khí khai thác trong nước và LNG) và điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN, PVN và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát quy định, tham khảo kinh nghiệm của các nước có thế mạnh về phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi để có đề xuất, báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương trước ngày 20/12/2023.
Đây sẽ là cơ sở để bộ báo cáo Chính phủ, kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về cơ chế đặc thù thực hiện dự án điện khí, gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.
-
Kho cảng LNG lớn nhất Việt Nam vừa chính thức đi vào hoạt động nằm ở đâu, quy mô ra sao?
Kho cảng LNG Thị Vải do Tổng công ty Khí Việt Nam làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019, với tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng. Đây là kho LNG lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Kho cảng LNG Thị Vải là tổ hợp LNG đầu tiên được đưa vào vận hành, có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1.
-
Vì sao dự án nhà máy điện khí LNG lớn nhất miền Tây hơn 3 năm vẫn chưa xây dựng?
Sau hơn 3 năm trao quyết định chủ trương đầu tư, đến nay dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu 4 tỷ USD được xem là “khủng” nhất miền Tây vẫn đang ở khâu… thủ tục đầu tư.
-
Thủ tướng yêu cầu cầu gỡ khó cho 154 dự án điện năng lượng tái tạo trước 31/1/2025
Thủ tướng yêu cầu xử lý vướng mắc cho các dự án điện tái tạo từng bị thanh tra trước 31/1/2025 và nghiêm cấm "chạy chọt", tiêu cực, tham nhũng.
-
Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo
Chiều 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo....
-
Tập đoàn điện lực hàng đầu Trung Quốc muốn xây kho năng lượng điện hoá tại Việt Nam
Tập đoàn Energy China hiện đã đầu tư và nhận thầu hơn 70 dự án điện tại Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng hơn 9 tỷ USD.