Ngày 3/5, UBND tỉnh Thái Bình đã có buổi làm việc với Tập đoàn Tokyo Gas và CTCP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam để nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình cho biết, nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình là dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay đầu tư về tỉnh và là dự án trọng điểm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
UBND tỉnh Thái Bình làm việc với liên danh nhà đầu tư về dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
Việc liên danh các nhà đầu tư Tập đoàn Tokyo Gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam sớm triển khai dự án có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cũng như các địa phương khu vực phía Bắc phát triển.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đề nghị hai bên thẳng thắn trao đổi làm rõ những thuận lợi, khó khăn, bàn giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Tập đoàn Tokyo Gas cho biết, hiện liên danh nhà đầu tư đang triển khai thực hiện bước báo cáo nghiên cứu khả thi, đền bù giải phóng mặt bằng và chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục như đánh giá tác động môi trường, thủ tục giao đất, cho thuê đất, thỏa thuận hợp đồng mua bán điện.
Trước mắt, liên danh nhà đầu tư sẽ tập trung phối hợp với các sở, ngành và huyện Thái Thụy sớm hoàn thành trích đo địa chính, chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho đền bù giải phóng mặt bằng và các bước thủ tục để khởi công xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình.
Tập đoàn Tokyo Gas mong muốn UBND tỉnh Thái Bình và các sở, ngành, địa phương hỗ trợ giúp nhà đầu tư tháo gỡ một số khó khăn liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, nguyên vật liệu san lấp và thủ tục đầu tư.
Tỉnh Thái Bình yên cầu khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước tháng 1/2025 khởi công nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình. Ảnh minh họa
Trao đổi với liên danh nhà đầu tư dự án, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và huyện Thái Thụy hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi và các bước triển khai dự án.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình thống nhất với tiến độ triển khai 6 bước mà nhà đầu tư đề xuất, đồng thời đề nghị trong quá trình triển khai cần phải được cập nhật tiến độ thường xuyên, xây dựng đường găng tiến độ cụ thể, thực hiện song song các bước quy trình nhằm rút ngắn thời gian đầu tư, phấn đầu hoàn thành các thủ tục vào quý 2/2025 đủ điều kiện triển khai thực hiện dự án.
Nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn, sẵn sàng với phương án mở rộng, nâng cao công suất của dự án; có giải pháp cung cấp khí bảo đảm an toàn, ổn định cho nhà máy hoạt động thường xuyên.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đề nghị liên danh nhà đầu tư phối hợp với các sở, ngành chức năng và huyện Thái Thụy sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư để sớm khởi công dự án. Trước mắt, khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước tháng 1/2025 để sẵn sàng các điều kiện giúp nhà đầu tư khởi công nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình theo tiến độ đề ra.
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy có quy mô đầu tư khoảng 269 ha, tổng công suất 1.500 MW, vốn đầu tư của dự án gần 2 tỷ USD. Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu. Khi đi vào vận hành, dự án này sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 10 tỷ kWh mỗi năm, góp phần tăng cường bảo đảm an ninh cung cấp điện cho miền Bắc. |
-
Khởi công nhà máy hơn 1.000 tỉ đồng tại Thái Bình
Sáng 19/2, Công ty TNHH Công nghệ Good Way Việt Nam đã khởi công Nhà máy Good Way Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái thuộc Khu kinh tế Thái Bình.
-
Bộ Công thương vừa phê duyệt kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 từ tháng 4 đến tháng 7 trong bối cảnh dự báo việc đảm bảo điện sẽ gặp nhiều khó khăn.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....