Theo đó, các tỉnh, thành phố tham dự cuộc họp trực tuyến sáng nay gồm có: TP.HCM. Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Long An, Bạc Liêu, Bình Thuận, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận, Đồng Nai, Cần Thơ, theo báo Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên họp với các tỉnh về dự án điện khí
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án).
Trong đó, tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án), tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án).
Tính đến thời điểm tháng 4/2023, có 1 nhà máy đã đưa vào vận hành. Cụ thể, nhà máy nhiệt điện Ô Môn I công suất 660 MW đã đưa vào vận hành năm 2015, hiện tại sử dụng nhiên liệu dầu và dự kiến sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu khí sau khi có khí từ mỏ khí Lô B.
Một dự án đang xây dựng là dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, công suất 1.624 MW. Hiện dự án này đã đạt tiến độ khoảng 85%.
Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng LNG từ Kho cảng LNG Thị Vải. Theo kế hoạch, các dự án này sẽ lần lượt phát điện thương mại vào tháng 11/2024 và tháng 5/2025.
Hiện tại, dự án Kho cảng LNG Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành thi công và đưa vào sử dụng, sẵn sàng cấp LNG cho nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, 18 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng với tổng công suất 23.640 MW. Trong đó, các nhà máy điện khí thuộc chuỗi dự án khí điện Lô B gồm: Ô Môn 4 đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư; Ô Môn 3 đang trình phê duyệt phương án vốn vay ODA của Nhật Bản; Ô Môn 2 đang đàm phán các hợp đồng thương mại PPA, GSA.
Các nhà máy điện khí thuộc chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh gồm: Miền Trung 1 và 2 và Dung Quất 1,3 chưa phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) do phụ thuộc tiến độ dự án mỏ khí Cá Voi Xanh.
Các dự án điện LNG đã lựa chọn nhà đầu tư và đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, đàm phán hợp đồng, thỏa thuận (PPA, GSA): Hiệp Phước; Bạc Liêu; Long An 1, 2; Hải Lăng - Quảng Trị; Quảng Trạch 2, Quảng Ninh; Thái Bình, BOT Sơn Mỹ 1, BOT Sơn Mỹ 2.
Ngoài ra, 3 dự án với tổng công suất 4.500 MW đang lựa chọn nhà đầu tư gồm: Cà Ná; Nghi Sơn; Quỳnh Lập.
Đánh giá về tiến độ triển khai các dự án, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, trên cơ sở thực tiễn chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện nói chung và điện khí nói riêng, tiến độ xây dựng của các tổ máy tuabin khí chu trình kết hợp, từ khi được giao chủ đầu tư đến khi đưa vào vận hành thương mại cần ít nhất 7,5 năm.
Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030, gồm các dự án điện trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án đưa vào vận hành trước năm 2030 là 6.634 MW.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các dự án còn lại chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027.
Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện Lô B và Cá Voi Xanh còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.
-
Vị trí sẽ xây nhà máy nhiệt điện LNG công suất 1.500 MW tại Nghệ An
Theo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, dự án nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập có công suất 1.500 MW được triển khai tại Nghệ An, dự kiến năm vận hành là 2029-2030.
-
Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai do PV Power làm chủ đầu tư đang được khẩn trương thi công, đạt tiến độ khoảng 72% khối lượng công việc.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....