Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, theo báo Chính phủ.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc nhằm triển khai Kế hoạch hợp tác kết nối giữa Khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường"; đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng có tổng chiều dài 417 km, đi qua 9 địa phương (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng); dự kiến có 36 ga.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối Việt Nam - Trung Quốc phải bám sát chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành đường sắt hiện đại, đồng bộ, thống nhất với quy chuẩn, tiêu chuẩn của thế giới; đồng thời bảo đảm khả năng độc lập tự chủ về thiết kế, cơ khí chế tạo, quản lý vận hành; thể hiện tính nhất quán hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, vận dụng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực…
Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương tăng cường năng lực cho đơn vị tư vấn trong nước thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; bảo đảm sự thống nhất, thông suốt về số liệu, thông tin với Báo cáo nghiên cứu khả thi, dưới sự giám sát, đánh giá của cơ quan tư vấn độc lập có đủ năng lực chuyên môn về hạ tầng đường sắt tốc độ cao, vận hành, hệ thống nhà ga, logistics…
Quá trình xây dựng các gói thầu cần có sự tham gia của chuyên gia, đơn vị tư vấn độc lập về thiết kế kỹ thuật để ra đầu bài cho các gói thầu, nhằm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của dự án từ nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành…
Mới đây, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.
Tại cuộc tiếp, lãnh đạo tập đoàn bày tỏ quan tâm, mong muốn tham gia các dự án đường sắt, đường tàu đô thị, đường bộ cao tốc, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, cũng như các ngành nghề lĩnh vực chiến lược mới nổi, trên tinh thần cùng thắng, cùng nhau lớn mạnh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Đặc biệt, tập đoàn hết sức quan tâm và đang nghiên cứu kỹ, mong muốn tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đồng thời đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.
-
Loạt cao tốc nghìn tỉ sẽ khởi công trong năm 2024
Dự kiến trong năm 2024, Bộ GTVT sẽ khởi công 3 dự án đường bộ cao tốc gồm Dầu Giây - Tân Phú, Chợ Mới - Bắc Kạn và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương hoàn thành hồ sơ để khởi công 11 dự án khác....
-
Đã giải ngân 51.200 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong 11 tháng năm 2024, đã có khoảng 51.200 tỷ đồng vốn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông được giải ngân, đạt gần 68% so với kế hoạch được giao.
-
Thông tin mới về dự án đường sắt kết nối Việt – Lào gần 27.500 tỉ đồng
Dự án PPP đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng có vai trò kết nối giao thông, thúc đẩy kinh tế của hai nước. Theo kế hoạch dự án này sẽ được đầu tư trước năm 2030....