Theo công bố mới nhất của Bộ Xây dựng, Việt Nam vừa bổ sung thêm 8 bến cảng vào danh mục hệ thống cảng biển quốc gia. Các bến cảng mới này trải dài từ Bắc vào Nam, phục vụ cả nhu cầu hàng hóa lẫn du lịch, đồng thời tăng cường năng lực logistics của nền kinh tế.
Danh sách 8 bến cảng mới gồm:
Bến cảng Hải Phát (giai đoạn 1) tại Quảng Ninh.
Bến số 5 và số 6 thuộc khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng).
Bến xăng dầu Xuân Giang (giai đoạn 1) và bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 tại Hà Tĩnh.
Bến cảng Bến Đình (Quảng Ngãi).
Bến cảng Công viên Du thuyền Quốc tế (Khánh Hòa).
Bến cảng Phước An (Đồng Nai).
Bến cảng tổng hợp Cái Côn (giai đoạn 1) tại Sóc Trăng.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống cảng biển Việt Nam có tổng cộng 306 bến cảng, phân bố tại 34 tỉnh, thành phố ven biển và khu vực nội địa có điều kiện phát triển cảng sông.
Trong đó, các địa phương có số lượng bến cảng lớn nhất bao gồm: Hải Phòng (51 bến), Bà Rịa – Vũng Tàu (48 bến), TP.HCM (41 bến), Đồng Nai (19 bến), Khánh Hòa (18 bến) và Cần Thơ (17 bến). Ngoài ra, Việt Nam cũng đang khai thác 14 bến cảng dầu khí ngoài khơi tại Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cà Mau.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1579/QĐ-TTg), Việt Nam đặt mục tiêu hình thành mạng lưới cảng biển đồng bộ, hiện đại, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua từ 1,14 đến 1,42 tỷ tấn mỗi năm, và khoảng 10 triệu lượt hành khách vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu này, tổng diện tích đất dành cho cảng biển được quy hoạch lên tới 33.600 ha, cùng với khoảng 606.000 ha mặt nước biển. Ước tính tổng vốn đầu tư cần huy động cho hệ thống cảng biển đến năm 2030 là khoảng 313.000 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước chủ trương ưu tiên thu hút vốn ngoài ngân sách, xã hội hóa và hợp tác công tư (PPP).
Các bến cảng mới được bổ sung lần này không chỉ gia tăng năng lực hạ tầng vận tải biển mà còn đóng vai trò then chốt trong việc hoàn thiện chuỗi logistics quốc gia, thúc đẩy thương mại, công nghiệp, dịch vụ và phát triển kinh tế biển bền vững.
-
Cần 33.800ha, hơn 350.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 140 ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Bình Định kiến nghị bổ sung quy hoạch Khu bến cảng Phù Mỹ
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi đến Bộ Giao thông Vận tải về việc kiến nghị bổ sung quy hoạch Khu bến cảng Phù Mỹ, thuộc cảng biển Bình Định.
-
Năm 2025 lựa chọn nhà đầu tư cảng biển 129.000 tỉ đồng ở cửa ngõ TP.HCM
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo giao nhiệm vụ cho TP.HCM và các bộ ngành khẩn trương hoàn thiện nghiên cứu dự án đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.








-
11 dự án BOT giao thông nào đang được Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế đặc thù?
Bộ Xây dựng đang kiến nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết riêng, cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ các vướng mắc còn tồn đọng tại 11 dự án giao thông theo hình thức BOT được triển khai trước khi Luật PPP chính thức có hiệu lự...
-
Bộ Xây dựng phản hồi thông tin về tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ
Tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ được quy hoạch có chiều dài khoảng 174km, lộ trình đầu tư trước năm 2030. Đây là hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD đang chuẩn bị được đầu tư....
-
Chưa từng có: 7 Phó Thủ tướng đồng loạt xuống địa phương, chuyện gì đang xảy ra?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra do 7 Phó Thủ tướng dẫn đầu, nhằm rà soát và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm dự kiến hoàn thành vào năm 2025....