Ngày 30/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ ký kết và triển khai chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các đối tác Nhật Bản, Thái Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng của chuỗi dự án trọng điểm đã kéo dài gần 20 năm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chứng kiến việc ký các hợp đồng chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, chuỗi dự án khí điện Lô B là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV ở hạ nguồn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800 MW.
Sau gần 20 năm với nhiều lần đàm phán, chuẩn bị đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định để PVN chính thức là chủ đầu tư tiếp tục triển khai hai dự án.
Tại buổi lễ, PVN và các đối tác đã tiến hành ký kết các văn bản quan trọng: Thỏa thuận khung Lô B; Biên bản thống nhất nội dung Hợp đồng Bán khí Ô Môn I; Trao thầu Hợp đồng EPC#1. Đây là sự kiện tạo tiền đề để PVN và các đối tác tiếp tục triển khai các dự án thành phần trong thời gian tới.
Lãnh đạo PVN cam kết toàn chuỗi dự án khí điện Lô B sẽ đi vào triển khai đồng bộ và hoàn thành trong thời gian sớm nhất, đáp ứng nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội đất nước, cũng như mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là công trình trọng điểm nhà nước về dầu khí, là chuỗi dự án khí điện có quy mô lớn nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện nay. Do đó, dự án có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược cân đối cung cầu, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Thủ tướng, những khó khăn, vướng mắc của dự án được tập trung giải quyết gồm: chuyển giao chuỗi dự án cho chủ đầu tư là PVN, Bộ Công Thương sửa đổi các quy định và phía Việt Nam làm việc nghiêm túc với các đối tác trên tinh thần hữu nghị, cùng thắng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Để triển khai chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, tồn tại.
Đối với đối tác Nhật Bản, Thái Lan, các nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí Việt Nam và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các bên cùng hỗ trợ, phối hợp với PVN để triển khai các công việc đầy khó khăn và thách thức trong giai đoạn tiếp theo.
-
Đầu tư hơn 5 tỷ USD, tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam sắp vận hành
Sau 5 năm xây dựng, dự án tổ hợp hóa dầu lớn và hiện đại nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD tại Long Sơn, TP Vũng Tàu sẽ vận hành chạy thử từ tháng 11/2023 và vận hành thương mại vào năm 2024.
-
Kho cảng LNG lớn nhất Việt Nam vừa chính thức đi vào hoạt động nằm ở đâu, quy mô ra sao?
Kho cảng LNG Thị Vải do Tổng công ty Khí Việt Nam làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019, với tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng. Đây là kho LNG lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Kho cảng LNG Thị Vải là tổ hợp LNG đầu tiên được đưa vào vận hành, có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.