Nhiều dự án cao tốc chậm tiến độ do thiếu nguồn cát xây đắp
Theo CTTĐT Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc khẩn trương xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc và tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh về việc nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền cho các dự án hạ tầng.
Cụ thể, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sử dụng cát biển cho đắp nền các dự án hạ tầng như đường bộ cao tốc, quốc lộ hoặc có thể san nền các khu công nghiệp, khu đô thị,… để giảm phụ thuộc vào nguồn cát sông, chủ động nguồn vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trong thời gian tới…
Việc sử dụng cát biển phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hoàn thành trong tháng 10 năm 2023.
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ GTVT đánh giá kỹ lưỡng các tác động đến môi trường của việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền cho các dự án đường bộ cao tốc;
Tính toán, xác định và khoanh các vùng cát biển, hướng dẫn trình tự, thủ tục thăm dò, khai thác, đánh giá tác động môi trường để kịp thời khai thác phục vụ thi công các dự án đường cao tốc và công trình xây dựng hạ tầng khác ngay sau khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá.
Giao các bộ Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động, tích cực phối hợp với Bộ GTVT trong việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn về đường cao tốc; nghiên cứu sử dụng cát biển cho các dự án xây dựng hạ tầng, hoàn thành theo đúng yêu cầu tiến độ nêu trên.
Thiếu cát đang là vấn đề “đau đầu” của nhiều dự án xây dựng cao tốc trong cả nước. Không ít dự án đã phải dừng thi công do không có đủ nguồn cát để tiếp tục triển khai.
Chẳng hạn, tại buổi làm việc mới đây với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, chủ đầu tư dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cho biết, toàn tuyến cao tốc này cần 18,1 triệu m3 cát đắp nền. Tuy nhiên, đến nay, lượng cát đưa về công trình chỉ đạt khoảng 8% tổng nhu cầu.
Đến nay, dự án đã chậm tiến độ 3 tháng so với kế hoạch, chủ đầu tư đang lo lắng nếu nguồn cát càng về chậm thì sẽ càng ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
Được biết, Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài 110 km, các tuyến nối khoảng 25 km, rộng 17 m, 4 làn, tổng vốn đầu tư hơn 27.200 tỉ đồng. Dự án được khởi công đầu năm 2023, là tuyến quan trọng nhất Đồng bằng sông Cửu Long khi kết nối nhiều tỉnh thành của khu vực.
-
An Giang chia sẻ nguồn cát để Cần Thơ xây cao tốc
Tỉnh An Giang sẽ nghiên cứu trữ lượng mỏ cát trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ TP. Cần Thơ nguồn vật liệu này đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua địa bàn thành phố.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....