"Nếu không phát triển nhà ở xã hội, rất nhiều người dân sẽ gần như không bao giờ có thể mua được nhà".
Theo ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT Cen Group, phát triển nhà ở xã hội chính là lời giải. Nếu không phát triển nhà ở xã hội, rất nhiều người dân sẽ gần như không bao giờ có thể mua được nhà.
Cen Group là một trong số doanh nghiệp đã chính thức công bố tham gia phát triển nhà ở xã hội từ tháng 4 vừa qua. Ngoài ra, Vingroup cũng cam kết phát triển tới 500.000 căn trong mục tiêu 1 triệu căn mà Chính phủ đặt ra. Điều này, cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có quỹ đất để làm, vấn đề chỉ là chính sách và triển khai.
Dẫn chứng ở Quảng Ninh, ông Vũ cho biết: "Hiện nay nhà ở xã hội tại đây đang không bán được vì sản phẩm không đúng với nhu cầu của đối tượng. Xây nhà ở khu công nhân than sinh sống, nhưng họ vốn đã ở trọ ổn định, không có nhu cầu mua thêm. Giải pháp đơn giản là cần mở rộng đối tượng, như vậy sẽ giải quyết được ngay vấn đề.
Theo ông Vũ, nút thắt lớn nhất là chi phí đầu vào, đặc biệt là tiền sử dụng đất. Nếu nhà nước chấp nhận không thu khoản này thì chi phí sẽ giảm mạnh, nhà xã hội sẽ có thể triển khai với giá hợp lý.
Thay vì thu 20 - 50 triệu đồng mỗi m2 tiền sử dụng đất thì có thể bỏ khoản thu này đi để giảm chi phí đầu vào. Đổi lại, bất động sản đó sẽ phải tuân thủ các điều kiện như không được bán trong 5–10 năm, chỉ cho thuê hoặc bán đúng đối tượng”.
“Quan trọng nhất là sau khi giao dự án, Nhà nước cần giám sát chặt việc bán đúng đối tượng. Nếu giữ đối tượng quá hẹp, họ sẽ không mua, dẫn đến nhà bỏ không. Vậy thì thay vì để nhà trống, hãy mở rộng diện tiếp cận. Chẳng hạn như cho phép thuê, hoặc cho những người thu nhập trung bình, ví dụ dưới 20 triệu/tháng được mua nhà ở xã hội”, ông Dũng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cen Group khẳng định, chìa khóa nằm ở quyết tâm hành động, không chỉ từ phía doanh nghiệp mà cả hệ thống chính sách.
Ông Vũ cho rằng, nếu Việt Nam đang hướng đến phát triển hệ thống đường sắt cao tốc, quy hoạch các đô thị vệ tinh, thì không thể bỏ quên nhóm người thu nhập thấp và trung bình. “Đây là lực lượng rất đông và có vai trò quan trọng”.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, Nghị quyết mới đây đã tháo gỡ một số khó khăn về thủ tục làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, vấn đề tiếp theo đặt ra là “đất ở đâu”?.
Doanh nghiệp đi đền bù để làm nhà ở xã hội thì rất khó; hoặc nếu mua đất ở vùng rừng, vùng sâu để làm rồi bán thì cũng rất khó bán. Do đó, nhiều địa phương chưa thể phát triển được nhà ở xã hội.
Thủ tướng mới đây đã có quyết định yêu cầu các địa phương phải có KPI đăng ký với Chính phủ, đưa vào kế hoạch phát triển NOXH của địa phương, đồng thời có cơ chế xử lý nếu không thực hiện được.
Tuy nhiên, theo ông Đính, cần xác định lại vai trò phát triển nhà ở xã hội, không thể đặt toàn bộ trách nhiệm cho doanh nghiệp, mà Nhà nước cần là bên chủ động tạo ra vốn, quỹ đất, thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp có thể tham gia thì mới có thể giải quyết được bài toán này.
Tháng 1/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021–2030. Thế nhưng, sau hơn ba năm, theo Bộ Xây dựng, mới có 657 dự án được triển khai và số căn hoàn thành chỉ đạt 15,6% mục tiêu đến năm 2025. Trong đó, 103 dự án đã hoàn thành 66.755 căn, 140 dự án đã khởi công 124.352 căn, và 414 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với 406.045 căn. Về gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết hiện tại có 38/63 UBND tỉnh đã gửi văn bản hoặc công bố danh mục dự án tham gia chương trình, với tổng cộng 97 dự án. Doanh số giải ngân đạt 3.402,51 tỉ đồng. |
-
Dự án mới rầm rộ, giá nhà vẫn tăng: Điều gì khiến người dân Hà Nội ngày càng khó mua nhà?
Thị trường bất động sản Hà Nội đang ghi nhận những chuyển động mạnh mẽ nửa đầu năm 2025, với nguồn cung tăng vọt và giá nhà tiếp tục leo thang bất chấp lực cầu có dấu hiệu chọn lọc hơn.
-
Mua nhà ở xã hội có thể được hoàn tiền nếu kiểm toán chi phí đầu tư thấp hơn giá bán
Theo quy định mới tại Nghị định 192/2025/NĐ-CP, người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội sẽ được hoàn lại phần chênh lệch nếu giá bán, giá thuê mua thực tế sau kiểm toán thấp hơn mức đã ký trong hợp đồng. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi người dân và siết chặt tính minh bạch trong hoạt động đầu tư, bán nhà ở xã hội.
-
Lãi suất ưu đãi bất ngờ từ 1/7 dành cho người dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội
Từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2025, người trẻ dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội và các chủ đầu tư, người mua nhà tại dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi đặc biệt, theo công bố mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.








-
Một phân khúc tại Hà Nội: Cung càng tăng, giá càng đắt
Dù liên tục đón nhận nguồn cung mới, đặc biệt ở phân khúc cao cấp, giá bán sơ cấp vẫn không ngừng leo thang.
-
Hé lộ tiến độ “siêu dự án” 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên
Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam tọa lạc tại Khoái Châu, Hưng Yên đang được đẩy nhanh tiến độ, với sự vào cuộc sát sao từ lãnh đạo tỉnh nhằm đưa công trình tầm cỡ quốc tế này về đíc...
-
Bắc Ninh chỉ đạo hàng loạt giải pháp về phát triển 102.000 căn nhà ở xã hội
Tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thịnh đã chỉ đạo hàng loạt giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cho loại hình nhà ở này....