Cao tốc TP.HCM - Trung Lương Mỹ Thuận dự kiến nâng cấp lên 8 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp. Ảnh: Huỳnh Du/Báo Pháp Luật.
Trong giai đoạn 1, dự án sẽ tập trung nâng cấp lên 8 làn xe, bổ sung hai làn dừng khẩn cấp, giúp tăng cường khả năng lưu thông và giảm thiểu tai nạn, ùn tắc kéo dài – vốn là tình trạng phổ biến trong dịp lễ, Tết hay cuối tuần.
Đáng chú ý, các nút giao then chốt trên địa bàn tỉnh Long An sẽ được đầu tư đồng bộ, bao gồm: Nút giao với ĐT.818; Nút giao với Vành đai 3; Nút giao với Vành đai 4 (ĐT.830) và Nút giao Tân An kết nối Quốc lộ 62.
Ngoài việc mở rộng quy mô các cầu tại những nút giao này, hệ thống đường gom cấp V cũng sẽ được đầu tư mới, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời kết nối linh hoạt giữa giao thông nội vùng và tuyến cao tốc chính.
Một điểm nhấn đáng chú ý là trạm dừng nghỉ tại Km28 200 sẽ được mở rộng quy mô lên 42,1ha, bao gồm 21,3ha phía trái tuyến và 20,8ha phía phải tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tiếp nhiên liệu, logistics cho lượng xe ngày càng lớn lưu thông trên tuyến này.
Về phía TP.HCM, Sở GTVT TP.HCM cũng đã có văn bản thống nhất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo đó, ngoài nâng cấp tuyến chính, TP.HCM đề nghị nhà đầu tư: Khảo sát, dự báo lưu lượng xe tại các tuyến nối như Tân Tạo – Chợ Đệm, Bình Thuận – Chợ Đệm để đảm bảo thiết kế phù hợp; Xây dựng nút giao hoàn chỉnh tại các vị trí quan trọng như Tỉnh lộ 10, Võ Văn Kiệt nối dài, Thế Lữ, kênh 10 và Quốc lộ 1 (giao lộ Tân Tạo, Bình Thuận); Cập nhật quy hoạch tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ để bảo đảm không chồng lấn hoặc mâu thuẫn quy hoạch mặt cắt ngang.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng lưu ý, quy hoạch giao thông TP.HCM đã xác định tuyến đường trên cao số 5 chạy dọc Vành đai 2 dài gần 87km sẽ được đầu tư sau năm 2030 và quy hoạch hệ thống đường trục chính đô thị trong giai đoạn 2021 – 2030 cũng cần được rà soát đồng bộ với tuyến cao tốc này.
Việc mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là bước đi cấp thiết và đúng thời điểm, không chỉ giúp giải tỏa áp lực cho Quốc lộ 1 mà còn tạo đòn bẩy để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-
Đề xuất đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP để giảm gánh nặng ngân sách
Mới đây, Tập đoàn Đèo Cả chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề xuất nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Đây được xem là giải pháp chiến lược nhằm tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng giao thông quốc gia.
-
Đề xuất đầu tư 152.000 tỷ đồng để mở rộng cao tốc Bắc – Nam
Bộ Xây dựng đề xuất 152.000 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng hơn 1.100km cao tốc Bắc – Nam. Trong số này có nhiều dự án hiện quy mô chỉ 2 làn xe không đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng.
-
Phó Thủ tướng ấn định thời điểm hoàn thành dự án mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về phương án và tổ chức triển khai dự án mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành, với mục tiêu hoàn thành vào ngày 2/9/2026.








-
Quỹ ngoại liên tục mua cổ phiếu Đất Xanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) vừa báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn của công ty.
-
Căn hộ bỏ hoang có thể được chuyển thành nhà ở xã hội, Hà Nội và TP.HCM có bao nhiêu căn?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án nhà ở tái định cư xây xong nhưng không sử dụng, để đề xuất cho phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội.
-
TPHCM đặt mục giải quyết 100% vướng mắc thuộc thẩm quyền
Văn phòng UBND TPHCM vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM tại cuộc họp Thường trực UBND TPHCM về xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn.