Dưới góc nhìn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã từng bước được xử lý và kiểm soát, khi tới hết năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm về còn 3,25%.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình vừa có văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri trước nhiều vấn đề "nóng”" của ngành ngân hàng như việc xử lý "cục máu đông" nợ xấu thời gian qua.

Trước ý kiến của cử tri tỉnh Long An, TP. Hồ Chí Minh về tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đánh giá, đến nay trong bối cảnh nền kinh tế còn trì trệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, song nợ xấu đã từng bước được kiềm chế và xử lý một cách hiệu quả.

Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD là 3,25%, giảm dần so với mức 4,17% vào tháng 6/2014. Số liệu này được NHNN đưa ra dựa trên các báo cáo từ các TCTD.Người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định, trong phạm vi trách nhiệm và khả năng của ngành ngân hàng, NHNN và các TCTD đã rất nỗ lực và quyết tâm, chủ động thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng như ban hành cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, an toàn hoạt động tín dụng, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, bán nợ...

“Kết quả xử lý nợ xấu đạt được đến nay ghi nhận sự cố gắng của hệ thống các TCTD, nhất là trong điều kiện không có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập và nền kinh tế còn nhiều khó khăn”- Thống đốc đánh giá.

Đối với các khoản nợ xấu xử lý qua Công ty Mua bán tài sản các TCTD, đến cuối năm 2014 VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng nợ xấu, giá mua 108.652 tỷ đồng; đã bán 69 khoản nợ của 11 khách hàng với tổng giá trị nợ gốc là 2.085 tỷ đồng, giá bán nợ là 1.789 tỷ đồng; bán tài sản bảo đảm của 12 khách hàng với giá bán 501 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay, các TCTD đã gửi hồ sơ bán hơn 13.500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. VAMC đã phê duyệt 8.500 tỷ đồng nợ xấu quy đổi trái phiếu đặc biệt (TPĐB) hơn 3.000 tỷ đồng. Còn lại 5.000 tỷ đồng, VAMC đang thẩm định tiếp. Hiện các TCTD tích cực, phối hợp chặt chẽ, chủ động làm việc với VAMC gửi hồ sơ bán nợ cho công ty thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 02 của Thống đốc NHNN.

Song song đó, công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD đã được đổi mới và tăng cường mạnh mẽ, trọng tâm là hoạt động giám sát xử lý nợ xấu. Chính vì thế, thực trạng hoạt động và nợ xấu của các TCTD đã được xác định tương đối rõ ràng, làm cơ sở để ngành ngân hàng triển khai các giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ xấu phù hợp với thực trạng của từng TCTD và toàn hệ thống.

“Nợ xấu sẽ được đưa về mức dưới 3% vào cuối năm 2015 như mục tiêu đã đề ra”- “tư lệnh” ngành ngân hàng tin tưởng.

Tuy nhiên, người đứng đầu NHNN cũng thừa nhận, việc xử lý nợ xấu qua VAMC gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản phục hồi chậm. Ngoài ra, khuôn khổ pháp lý về mua bán, xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư mua nợ, tài sản bảo đảm và thị trường tài chính, thị trường mua bán nợ chưa phát triển.

“Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, giám sát các TCTD, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu đã đề ra tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình “hứa” trước cử tri.

  • Ngân hàng tăng bộ đệm phòng ngừa rủi ro nợ xấu

    Ngân hàng tăng bộ đệm phòng ngừa rủi ro nợ xấu

    Nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều tăng là điều khó tránh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã, đang và dự báo sẽ còn tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của người dân, doanh nghiệp - những khách hàng của ngân hàng. Lường trước được vấn đề đó nên các ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với nợ xấu.

  • Sàn giao dịch nợ xấu: Hồi sinh tài sản chết thành nguồn lực cho nền kinh tế

    Sàn giao dịch nợ xấu: Hồi sinh tài sản chết thành nguồn lực cho nền kinh tế

    CafeLand - Nợ xấu đang là vấn đề nhức nhối cho các ngân hàng, nhất là trong giai đoạn đại dịch đang ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế. Thời gian qua dù việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách khá quyết liệt.

  • Cổ phiếu VCB phục hồi bất chấp khả năng hình thành nợ xấu và lợi nhuận giảm

    Cổ phiếu VCB phục hồi bất chấp khả năng hình thành nợ xấu và lợi nhuận giảm

    CafeLand- Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lợi nhuận trước thuế của Vietcombank có thể chứng kiến mức tăng trưởng giảm 1,6% trong năm 2020 ở mức 989,3 triệu USD do phải trả một số khoản phí trả trước. Phải mất vài quý để phản ánh đầy đủ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới hoạt động của ngân hàng.

Nguyễn Hoài (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.