Một công ty tại Hà Nội cho biết, đơn vị này nhận thầu công trình được thực hiện theo quy trình khẩn cấp, hợp đồng được ký vào tháng 5/2024 với đơn giá được đề xuất dựa trên thông báo giá tại cùng thời điểm trên. Loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Đến tháng 10/2024, chủ đầu tư có trình thẩm định và phê duyệt dự toán chi tiết công trình, lấy đơn giá theo thông báo giá tại thời điểm tháng 10/2024.
Do có sự chênh lệch về đơn giá vật liệu giữa hai thời điểm nên chủ đầu tư có yêu cầu nhà thầu phải ký phụ lục hợp đồng theo đơn giá mới.
Thời điểm xác định giá vật liệu xây dựng cho công trình khẩn cấp
Công ty này thắc mắc rằng, với các công trình làm theo quy trình khẩn cấp thì dự toán được lập dựa trên thông báo giá tại thời điểm ký hợp đồng hay thời điểm phê duyệt dự toán? Nếu phải điều chỉnh thì phần khối lượng công việc đã được thực hiện tính theo đơn giá nào?
Về vấn đề trên, Bộ Xây dựng cho biết công trình xây dựng khẩn cấp gồm các công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 48 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư công trình xây dựng khẩn cấp thực hiện theo các quy định tại Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (hiện nay đã được thay thế tại Điều 69 Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng).
Theo đó, sau khi kết thúc thi công công trình xây dựng khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình.
Dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Việc điều chỉnh, thanh toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký, phù hợp với pháp luật áp dụng.
-
Doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng lao đao vì “bão giá” vật liệu
Bên cạnh giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới, việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4/2024.








-
Lợi dụng mưa bão để tăng giá vật liệu, thực phẩm: Bộ Công Thương cảnh báo xử lý nghiêm
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng....
-
Ninh Bình yêu cầu Công an vào cuộc điều tra, xử lý đầu cơ, tăng giá vật liệu xây dựng
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cơ quan như Thuế, Công an, Tài chính, Công Thương và Thanh tra phối hợp giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác các mỏ vật liệu, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong đấu giá quyền khai thác. Đồng thời xử lý nghiêm...
-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...